Bạn đang làm ở lĩnh vực kinh doanh, bạn là một marketer muốn xây dựng một kế hoạch, chiến lược kinh doanh cho riêng mình. Nhưng lại mới bắt đầu chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm vì vậy bạn muốn tìm tòi học hỏi thêm.
Chắc hẳn khi tìm hiểu cách quy tắc trong chiến lược kinh doanh thì sẽ nghe nhắc đến từ 5w1h. Vậy 5w1h là gì ? Nó có ý nghĩa và tác dụng như thế nào trong các lĩnh vực. Chúng ta cùng Nhịp Sống Thời Đại tìm hiểu rõ thêm về 5w1h nghĩa là gì nhé.
Tìm hiểu 5w1h ý nghĩa và cách áp dụng
Định nghĩa 5w1h là gì
5w1h được biết đến là kĩ thuật để tư duy quan trọng và cần thiết để đạt được các mục tiêu tối ưu nhất, toàn diện nhất. Đối với các hoạt động xây dựng kế hoạch marketing hay SEO của một công ty doanh nghiệp đã đề ra. Nó sẽ giúp các Marketer biết mình cần phải làm gì trước khi chuẩn bị bắt đầu vào việc lên kế hoạch, ý tưởng và thực hiện.
Với từng hoạt động kinh doanh hay hoạt động quản lí đều sẽ có các quy tắc 5w1h riêng biệt khác nhau. Ngoài Marketing thì các lĩnh vực khác như quản trị kinh doanh, thuyết trình tư vấn, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, tổ chức các sự kiện,… nếu áp dụng 5w1h cũng mang lại nhiều giá trị hơn thi tiến hành và đạt kết quả tốt hơn.
5w1h viết tắt của chữ gì
5w là viết tắt của các từ What – Who – Where – Why – When và 1H là How
Ý nghĩa của 5w1h là gì
5w1h giúp người lên kế hoạch kinh doanh, các tổ chức công ty doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu, nắm rõ hành vi của khách hàng. Tránh việc ngộ nhận về tư duy ý kiến riêng của bản thân để có thể viết ra kế hoạch phù hợp với nhu cầu của số đông. Khi chiến lược của bạn đi đúng với mong muốn của khách hàng thì việc bán hàng của bạn sẽ trở nên thuận lợi nhanh chóng.
Nói là đơn giản như thế nhưng khi thực hiện thì không phải bất kì người nào cũng áp dụng đúng quy tắc của 5w1h và đạt kết quả thành công như mong đợi. Để có được hiệu quả cao thì việc trước tiên là bạn phải nắm rõ ý nghĩa từng thành phần trong 5w1h để có thể áp dụng nó vào công việc của mình một cách đúng đắn.
What (Cái gì)
Cái gì giúp ta liên tưởng đến những câu hỏi như đó là cái gì ? Vấn đề được đề cập nhắc đến ở đây là gì? Nghĩa là khi bạn giới thiệu đến khách hàng của mình phải thể hiện làm sao rõ ràng, cụ thể nhất về sản phẩm (đặc điểm, công năng sử dụng, cách sử dụng, tính chất,…) để cho họ hiểu bạn đang muốn gửi đến là sản phẩm gì giúp người mua nhanh chóng bị thu hút.
Ví dụ như một quyển sách bạn đang bán với nội dung gì, đề tài gì ? Sự kiện đang được diễn ra bao gồm những hoạt động gì ? Trên website của bạn sẽ đề cập đế nội dung gì, các câu hỏi liên quan gồm xoay quanh vấn đề gì?
Bạn trả lời được các câu hỏi trên để giải quyết trước thắc mắc cho khách hàng thì việc bán hàng ít mất thời gian hơn.
When (Khi nào)
Thời gian là một yếu tố khá quan trọng trong kinh doanh, các bạn phải lựa chọn thời gian phù hợp để đưa sản phẩm ra thị trường. Tại thời điểm mà thị trường đang cần sản phẩm của bạn và khoảng thời gian để thực hiện kế hoạch đó được tiến hành trong bao lâu cũng phải xác định rõ ràng cụ thể.
Để dễ dàng xác định thời gian rõ ràng bạn cần trả lời cho mình các câu hỏi như: Khi nào thì trưng bày các sản phẩm tại showroom, đại lí, cửa hàng là phù hợp ? Khi nào mới cho quảng cáo rầm rộ là tốt nhất ? Thời gian nào khách hàng có thể mua sản phẩm của bạn thuận tiện nhất ? Thời gian khuyến mãi, sale off nên diễn ra trong bao lâu là phù hợp ? Sự kiện mà bạn định tổ chức sẽ diễn ra vào dịp nào, thời điểm đó có gì đặc biệt hơn ? Có ai đã từng làm những dự án kinh doanh như mình vào khoảng thời gian trước đó chưa? Khi nào thì kết thúc kế hoạch.
Where (Ở đâu)
Sau khi xác định được các mốc thời gian để thực hiện chiến lược marketing thì bước tiếp theo chính là địa điểm, khu vực thuận lợi phù hợp. Qua đó để khách hàng dễ tiếp cận với sản phẩm và việc mua bán diễn ra dễ dàng. Và điều khách hàng quan tâm hơn nữa là những sản phẩm họ đang sẽ mua có nguồn gốc, xuất xứ từ đâu. Bạn phải cung cấp trước cho họ biết để tạo sự tin tưởng, an tâm khi mua hàng.
Bạn phải định hướng được những khu vực, vùng miền nào mà sản phẩm bạn đưa ra phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng ở đó? Như các sự kiện tại sao lại chọn địa điểm đó tổ chức? Ở đâu có nguồn khách hàng dồi dào mà bạn có thể bán được nhiều sản phẩm? Ở các địa điểm bạn chọn đã có những mặt hàng tương tự chưa hay bạn là người đi tiên phong? Các cửa hàng trưng bày toạ lạc tại địa chỉ đó có phù hợp không, chi phí bỏ ra có phù hợp với nơi đó hay không? Vùng miền đó kinh tế, địa lí có thể giúp kế hoạch của bạn phát triển hơn hay không?
Why (Tại sao)
Thời điểm mà việc kinh doanh có nhiều sự cạnh tranh như hiện nay bạn phải tìm cách làm sao để tạo được ấn tượng, thu hút khách hàng quan tâm đến mình nhiều nhất. Muốn khách hàng để ý đến mình thì trước tiên sản phẩm dịch vụ của bạn phải có những ưu điểm nổi bật hơn những đơn vị khác.
Khi đặt lên bàn cân so sánh thì sự thuyết phục về chất lượng, lợi ích, độ tin cậy của sản phẩm bạn mang lại phải cao hơn. Chúng ta phải đặt mình vào vị trí của ngừoi mua để cảm nhận được vấn đề và có sẵn câu trả lời thay cho suy nghĩ của khách hàng.
Các câu hỏi mà chúng ta có thể đặt ra ở đây là: Tại sao phải ra mắt sản phẩm vào thời gian và địa điểm đó? Tại sao lại chọn đối tượng khách hàng đó mà hướng đến? Tại sao khách hàng nên mua sản phẩm ở chỗ bạn mà không phải nơi khác? Tại sao sự kiện này lại được diễn ra? Tại sao phải mua cuốn sách, cái túi này?…
Who (là ai)
Đối với khách hàng việc “chọn mặt gửi vàng” luôn là hướng đến đầu tiên khi mua hàng, các thương hiệu nổi tiếng luôn có chỗ đứng ổn định vì khách hàng có thể biết được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm từ đâu do ai làm ra. Yếu tố uy tín, đáng tin cậy từ người chủ. Người làm ra sản phẩm tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp nó ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của người mua.
Đó chính là lí do tại sao khi chọn người đại diện hình ảnh quảng cáo những công ty doanh nghiệp luôn chọn các ca sĩ, diễn viên, người nổi tiếng có sức ảnh hưởng với cộng đồng. Vậy nên bạn cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, người sản xuất cho khách hàng biết. Và khi gặp vấn đề thì ai sẽ giải quyết được cho người mua.
Ngược lại bạn cũng cần phải biết đến sản phẩm của mình sẽ phù hợp với những ai ? Đối tượng nào là người có tiềm năng mua hàng? Ai nằm ngoài phạm vi cung cấp của bạn.
How (Làm thế nào)
Khi bạn bán hàng bạn sẽ phải suy nghĩ là làm thế nào để bán được hàng ? Cũng như việc khách hàng thắc mắc làm thế nào để mua được sản phẩm này, cách sử dụng nó sẽ ra sao ? Tính chất tác dụng của nó như thế nào, mặt lợi mặt hại như thế nào khi mua sản phẩm bên bạn…?
Khi giải đáp thắc mắc này của khách hàng một cách hợp lí thì việc bán hàng của bạn sẽ không còn quá khó khăn nữa.
Trên đây là những thông tin cụ thể về 5w1h nghĩa là gì. Hy vọng với những giải thích trên đã giúp bạn hiểu rõ và hình dung được về quy tắc này. Qua đó có thể áp dụng nó thật tốt cho những định hướng dự án sắp tới của bạn.