B2C là gì ? Theo dòng thời gian, thị trường kinh doanh không ngừng có nhiều chuyển động. Từ những hình thức truyền thống cho đến các hình thức kinh doanh mới mẻ, hiện đại hơn. Trong đó, mô hình B2C đang dần có nhiều doanh nghiệp đón nhận, áp dụng để tăng trưởng doanh thu cho mình.
Vì sao mô hình B2C lại được nhiều doanh nghiệp áp dụng cho tổ chức của mình ? B2C là gì ? Hãy cùng Nhịp Sống Thời Đại tìm hiểu rõ về mô hình kinh doanh B2C trong bài viết này.
Tìm hiểu chi tiết mô hình B2C
B2C là gì
B2C là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Business To Consumer, Doanh nghiệp – Người tiêu dùng. Mô hình kinh doanh B2C có ý nghĩa về mối quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với mô hình này, các doanh nghiệp bán trực tiếp các loại hàng hoá, sản phẩm.. đến tay người tiêu dùng mà không cần phải thông qua đại lý bán lẻ nào. Kể từ thập niên 90, doanh nghiệp bắt đầu chuyển sang mô hình B2C bán lẻ.. Các sản phẩm hay dịch vụ trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua mạng Internet.
B2B là gì
B2b viết tắt của từ Business To Business, được hiểu là hình thức kinh doanh mua bán. Các phát sinh cũng như giao dịch thực hiện trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Theo đó b2b gồm các việc bán hàng thương mại điện tử, tư vấn, báo giá, hợp đồng mua bán sản phẩm dịch vụ.
Các đặc điểm của mô hình kinh doanh B2C
Khởi đầu từ những năm thập niên 90, B2C trở thành mô hình kinh doanh phổ biến rộng khắp. Không chỉ ở Việt Nam mà có ở các quốc gia khác trên Thế Giới. Hình thức truyền thống trước đây của B2C chỉ đơn giản là loại hình trung tâm thương mại, dịch vụ ăn uống, xem phim, giải trí,… Thế nhưng, sự bùng phát mạnh mẽ của mạng Internet nhanh chóng thúc đẩy B2C phát triển ở hình thức mới hoàn toàn. Đó là bán hàng thông qua mạng Internet hay Thương mại điện tử.
Một khi doanh nghiệp quyết định áp dụng hình thức B2C thì điều họ cần làm tốt đó là không ngừng duy trì và mở rộng mối quan hệ với khách hàng. Cần đảm bảo rằng, khách hàng có thể quay lại tiếp tục chọn mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp dài lâu. Có như thế, doanh thu mới mới thực sự tăng trưởng hiệu quả.
Khác hẳn so với mô hình B2B, B2C chú trọng các hình thức tiếp thị đánh vào tâm lý. Cũng như cảm xúc của người tiêu dùng nhiều hơn là việc chứng minh giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Công khai thông tin chi tiết sản phẩm, bao gồm hình ảnh, xuất xứ, giá cả,…trên website. Khách hàng chỉ cần click chọn vào mua sản phẩm và thanh toán.
Khái niệm B2b với B2c là gì
Những điều khoản về chính sách đổi trả, giao hàng đều được thể hiện chi tiết. Khách hàng chỉ cần đọc qua thì tự quyết định mua hay không mua. Do đó, giữa doanh nghiệp và khách hàng không cần mất thời gian đàm phán về bất kỳ vấn đề nào khác. Tất nhiên, doanh nghiệp vẫn có những giải đáp, sẵn sàng tư vấn, chăm sóc khách hàng.
Các loại mô hình kinh doanh B2C hiện nay
Dựa trên nền tảng của mạng Internet, B2C nhanh chóng phát triển và mở rộng. Có 5 loại mô hình phổ biến dưới đây được doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận đến người tiêu dùng.
Người bán hàng trực tiếp
Mô hình này có thể nói là phổ biến nhất hiện nay, đa số người tiêu dùng đều chọn mua hàng hoá từ những người bán lẻ trên hệ thống trực tuyến. Có thể bao gồm những nhà sản xuất, doanh nghiệp nhỏ, bách hoá tổng hợp từ nhiều nguồn hàng.
Trung gian trực tuyến
Đây là những người đứng giữa nhà sản xuất, doanh nghiệp với người tiêu dùng. Họ có vai trò trung gian, thiếp lập cầu nối giữa người bán và người mua. Họ không cung cấp, thực sự sở hữu các loại hàng hoá hay dịch vụ được rao bán.
B2C dựa trên quảng cáo
Với mô hình này, doanh nghiệp sử dụng những nội dung miễn phí như : chia sẻ thủ thuật, các mẹo hay. Tổng hợp những thông tin hữu ích, đưa tin về quảng cáo chi tiết một sản phẩm hay dịch vụ,… Khi đó khách hàng có xu hướng truy cập vào website tìm đọc các thông tin, sẽ nhận được các tin tức quảng cáo sản phẩm và dịch vụ.
B2C dựa vào cộng đồng trực tuyến
Khi nhu cầu sử dụng mạng xã hội của người dùng ngày càng nhiều và quá phổ biến. Chẳng hạn như Facebook thì việc xây dựng mối quan hệ với cộng đồng trực tuyến là điều rất cần thiết. Dựa trên những điểm chung về sở thích, mối quan tâm,…giúp cho các nhà tiếp thị và quảng cáo dễ dàng tiếp cận được với người tiêu dùng. Quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm rộng rãi.
B2C dựa trên phí
Một số trang web hướng trực tiếp đến người tiêu dùng của họ. Tuy nhiên để có thể truy cập vào các trang thông tin chi tiết, người dùng phải bỏ ra một khoản phí. Hay có thể doanh nghiệp cung cấp một phần nội dung miễn phí. Nếu người dùng có nhu cầu xem chi tiết thì cần phải trả phí để tiếp tục sử dụng.
4 mô hình B2B thường gặp hiện nay
Mô hình B2B thiên về bên bán
Đây là mô hình mà công ty, chủ doanh nghiệp sẽ lập một trang thương mại điện tử. Quảng cáo hình ảnh sảnh phẩm và các dịch vụ, hàng hóa cho đơn vị thứ ba như: các doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất, người tiêu dùng,…
Mô hình B2B thiên về bên mua
Ở mô hình này, các doanh nghiệp, người làm kinh doanh sẽ là đơn vị đóng vai trò chủ đạo trong việc nhập sản phẩm, hàng hóa từ bên sản xuất.
Mô hình B2B trung gian
Mô hình b2b trung gian có vai trò cầu nối giữa 2 bên mua và bên bán. Chúng ta có thể thấy rõ mô hình nay ở Việt Nam như Tiki, Lazada, Sendo, Shopee,…
Mô hình B2B dạng thương mại hợp tác
Tương tự như B2B trung gian, tuy nhiên B2B dạng thương mại hợp tác mang tính tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp. Nó thường là các sàn giao dịch điện tử.
B2B có thể học hỏi được gì từ B2C
Khách hàng chủ yếu của các công ty B2B là những doanh nghiệp hay tổ chức không hướng đến khách hàng cá nhân như B2C. Khi thấy được hầu hết các doanh nghiệp B2C đều quen thuộc và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Marketing truyền thông xã hội. B2B nhận ra được thế mạnh của việc truyền thông mạng xã hội rất quan trọng và thiết yếu trong cuộc đua kinh doanh hiện nay.
Do đó mà các công ty B2B phải học hỏi không ít những kinh nghiệm về Marketing. Để có thể nhanh chóng tìm kiếm và thu hút khách hàng. Nhìn nhận từ những chiến lược, chiến thuật của các doanh nghiệp B2C. B2B rút ra được những bài học chiêm nghiệm trong Marketing:
Xem mỗi người mua và mỗi người bán đều là người tiêu dùng
Đây là quy tắc đầu tiên quan trọng mà các B2B nhận ra được từ B2C. Một số Marketer B2B mắc sai lầm trong các chiến dịch Marketing vì họ không để tâm. Không chú ý đến những cảm nhận từ lực lượng khách hàng tiềm năng. Cũng như chưa xem trọng người tiêu dùng là khách hàng quan trọng bậc nhất.
Phổ biến hơn là hầu hết các Marketer B2B quá tập trung vào tính năng, giá trị của sản phẩm và dịch vụ mà quên mất đi lợi ích về cảm xúc của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có xu hướng chọn mua sản phẩm vì cảm xúc nhiều hơn là những dòng thống kê thông tin chi tiết sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu
B2C chú trọng xây dựng hình ảnh thương hiệu và quảng bá đến người tiêu dùng thông qua các chiến thuật như : tài trợ các sự kiện, hội thảo, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo online,…Để mở rộng nhận diện thương hiệu với người tiêu dùng, đồng thời thiết lập mối quan hệ thân thiết, lâu dài. Do đó, B2C cần học hỏi bài học quan trọng này từ B2C.
Những điểm khác nhau cơ bản giữa mô hình B2C và B2B
B2B và B2C là hai mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay trong giới kinh doanh. Thế nhưng, ở mỗi mô hình lại có những điểm khác biệt tạo nên sự chênh lệch về doanh thu. Những so sánh dưới đây sẽ làm rõ về sự khác biệt giữa hai mô hình kinh doanh này.
Về khách hàng
B2B – Business To Business, mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Tuy nhiên có tính phức tạp và đòi hỏi phải đảm bảo tính an toàn cao hơn.
B2C – Business To Customer, mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân. Hơn nữa, Customer trong B2C còn hướng đến cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực mua sắm phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Về đàm phán, giao dịch
Mọi giao dịch bán hàng cho các doanh nghiệp thuộc mô hình B2B phải luôn bao gồm nhiều yếu tố về đàm phán như giá cả. Các chính sách giao nhận, đổi trả, quy cách đóng gói, quy trình sản xuất,…
Còn với mô hình B2C không cần thiết phải mất quá nhiều thời gian hay công sức cho việc đàm phán. Bởi tất cả những thông tin cần thiết về sản phẩm, bao gồm giá cả, phương thức thanh toán, vận chuyển, đổi trả,… đều được công khai rõ ràng. Khách hàng có quyền xem qua thông tin đó và lựa chọn mua hay không mua sản phẩm.
Vấn đề tích hợp
Với mô hình B2B, các doanh nghiệp hợp tác phải có sự tích hợp giữa hệ thống mua hàng và bán hàng. Để đảm bảo rằng các hệ thống này có thể giao tiếp được với nhau. Còn mô hình B2C không yêu cầu phải tích hợp hệ thống doanh nghiệp của họ với khách hàng. Đảm bảo được tính độc lập, sở hữu riêng biệt.
Kết luận về mô hình kinh doanh B2C
Khi sự phát triển của công nghệ ngày càng tiên tiến, nhu cầu mua sắm của con người cũng bắt đầu đi theo xu hướng tiện lợi. Chỉ cần có mạng Internet, họ có thể trực tiếp mua sắm và nhận hàng tại nhà. Không cần tốn thời gian hay công sức ra ngoài. Do đó mà thương mại điện tử B2C nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của người dùng đế đẩy mạnh các chiến lược tăng trưởng doanh thu.