CEO là gì – Bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng cần phải có hệ thống quản lý điều hành, nói cách khác đây chính là bộ máy tổ chức. Một công ty, một chi nhánh hay một tập đoàn muốn hoạt động tốt, phát triển hơn mỗi giai đoạn đều phụ thuộc vào nguồn nhân lực. Đặc biệt là sự lãnh đạo, điều hành của người lãnh đạo.
Hay có thể nói thu gọn trong phạm vi nhỏ hơn đó là làm việc nhóm. Nếu người trưởng nhóm không có khả năng quản lý, phân công, có cái nhìn sâu rộng, đánh giá công việc,… thì liệu team có thể hoạt động tốt ? Có thể hoàn thành được nhiệm vụ, công việc với kết quả tối ưu?
Qua đó chúng ta có thể thấy được, ở vị trí càng cao trong một tổ chức, doanh nghiệp.. Đòi hỏi người đứng đầu phải có những kỹ năng, hiểu biết và tài lãnh đạo mà ở cấp dưới chưa thể có. Có thể nói đây là người có trách nhiệm nặng nề nhất.

Bạn từng nghe qua CEO – Giám đốc điều hành hay Chủ tịch hội đồng quản trị. Nhưng chưa rõ được những vai trò, chức năng,…mà những người nắm giữ vị trí này làm gì ? Hay thắc mắc CEO là gì ? CEO làm gì ? Nghề CEO là gì … thì hãy cùng Nhịp Sống Thời Đại theo dõi bài viết về CEO dưới đây của chúng tôi nhé.
Tìm hiểu từ A-Z về CEO
CEO là gì – CEO là viết tắt của từ gì
CEO mà bạn thường nghe là chữ được viết tắt từ Chief Executive Officer. Được gọi theo tiếng Việt là Giám đốc Điều hành hay Tổng Giám đốc Điều hành. Đây là chức vụ đứng ở vị trí cao nhất trong một tập đoàn, công ty hay tổ chức.
CEO thuộc vào Hội đồng Quản trị – HĐQT của tập đoàn. Nắm giữ trách nhiệm quan trọng, có vai trò điều hành tất cả hoạt động theo những chiến lược và chính sách do HĐQT đưa ra. Có một số công ty, Chủ tịch HĐQT cũng chính là CEO – Tổng Giám đốc Điều hành.
Tuỳ thuộc vào văn hoá kinh doanh, mà tổ chức, doanh nghiệp có quy định, phân cấp vai trò lãnh đạo khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi vị trí Chủ tịch đã có người nắm giữ. Thì sẽ có một người khác nắm giữ vị trí Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Điều hành.
Mặc dù được tách riêng biệt thành hai vị trí nhưng những người nắm giữ hai vị trí này vẫn có liên quan mật thiết với nhau trong việc quản lý, lãnh đạo công ty hay tập đoàn.
Vai trò của CEO trong quản lý chiến lược
Với vị trí cao nhất trong tổ chức của một doanh nghiệp. Nghề CEO đòi hỏi người làm CEO phải có những tố chất, năng lực nhất định. Nắm giữ những vai trò quan trọng để quản lý các chiến lược của công ty như : Kinh Doanh, Marketing..
CEO đóng vai trò như chiếc chìa khoá, nắm chủ chốt trong hoạch định và quản trị chiến lược. Đồng thời cũng là người tạo nên mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa Ban Giám Đốc, Hội đồng quản trị và các nhà quản lý. Một công ty có thể đứng vững, phát triển đi đều phụ thuộc vào CEO có năng lực và phẩm chất ra sao.
Một số vai trò chính mà CEO thường được đảm nhận
+ Định hướng và chịu trách nhiệm chiến lược từ tổng quan cho đến chi tiết. Nhằm thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
+ Có vai trò chỉ đạo các công tác xây dựng, thực hiện triển khai các kế hoạch, chiến lược kinh doanh đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.
+ Có trách nhiệm đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra và lợi nhuận, tăng trưởng của công ty.
+ Có những đề xuất, ý kiến trong cải thiện, đổi mới các hoạt động của công ty.
+ Không ngừng có những ý tưởng mới lạ, tiến hành xây dựng, duy trì, phát triển và quảng bá những hình ảnh, thương hiệu của công ty.
Vai trò nhiệm vụ của CEO là gì
+ Có trách nhiệm trong việc xây dựng và nuôi dưỡng văn hoá của công ty.
+ Quyết định phê duyệt các vấn đề về tài chính, theo dõi, kiểm soát. Từ đó có những đánh giá để điều chỉnh, hoạch định mức thu chi.
+ Có vai trò thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
+ Đại diện công ty để đàm phán và ký kết các hợp, dự án thương mại.
+ Tổ chức, quản lý, điều hành, kiểm soát và đánh giá mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
+ Chịu trách nhiệm phê duyệt các dự án, kế hoạch phát triển đa dạng hoá sản phẩm và phân phối. Tiếp thị các sản phẩm ra các kênh bên ngoài thị trường.
+ Có trách nhiệm trong việc tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý của công ty.
+ Quản lý, kiểm soát và vận hành bộ máy nhân sự hoạt động hiệu quả.
+ Phân bổ nhiệm vụ, mục tiêu cho từng ban ngành cụ thể. Kiểm soát, quản lý và đánh giá quá trình hoạt động của các phòng ban.
+ Thiết lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng hiệu quả. Phê duyệt các quy định, chính sách bổ nhiệm hay miễn nhiệm, các quy chế về mức lương, thưởng và trợ cấp. Duyệt kết quả đánh giá hoạt động của nhân viên và xác định kết quả khen thưởng.
Những yêu cầu về năng lực và tố chất mà một CEO cần có
Với những vai trò và trách nhiệm ứng với vị trí cao nhất trong tổ chức của một công ty, tập đoàn. Đòi hỏi những người muốn trở thành một CEO cần phải có những năng lực và tố chất thiết yếu như:
Hội tụ kiến thức đa lĩnh vực
Một CEO phải có một tầm nhìn vừa tổng quan vừa sâu rộng với mọi khía cạnh của các dự án, chiến lược của công ty. Để có thể làm được điều này, họ cần phải tích luỹ cho mình một khối lượng kiến thức khổng lồ. Có kiến thức sâu rộng, mở rộng ra chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác.
Có nền tảng về khoa học quản trị
Đây chính là nền móng cơ bản nhất mà bất kỳ một giám đốc điều hành nào cũng phải có. Cho dù xuất phát từ một chuyên môn quản trị duy nhất, nhưng với một CEO thì bấy nhiêu đó là chưa thể đủ.
Đứng ở vị trí này, đòi hỏi CEO phải luôn tìm tòi, học hỏi. Đa dạng hoá chuyên môn bản thân ở mọi lĩnh vực. Luôn có những cập nhật theo xu hướng nhằm bắt kịp sự phát triển của xã hộ. Đưa công ty từng bước phát triển vượt bậc.
Hội tụ nhiều kinh nghiệm đa kỹ năng
Bên cạnh những kinh nghiệm hay kỹ năng chuyên môn đã có. Một nhà điều hành còn phải có bề dày vốn sống. Nói một cách dễ hiểu đó là những va chạm trên thương trường ở nhiều lĩnh vực, cách ứng xử hợp tình hợp lý. Lẽ đó, mà chẳng ai sẽ chọn một người không có hoặc có ít kinh nghiệm va chạm làm một CEO cho công ty mình cả.

Khả năng chịu được nhiều áp lực và có sức khoẻ tốt
Thấy được những nhiệm vụ cũng như những vai trò mà CEO đảm nhận. Bạn có thể biết được một người nắm vị trí phải chịu được áp lực rất cao trong công việc. Để có một tinh thần tốt với nhiều áp lực có thể đè nặng, đòi hỏi bạn phải có một sức khoẻ thật tốt. Như vậy mới có thể giải quyết được mọi vấn đề có thể xảy ra thường ngày. Hoàn thành tốt trách nhiệm và vai trò của mình.
Tố chất bẩm sinh
Để trở thành một nhà điều hành, lãnh đạo tài ba, ngoài được đào tạo, trau dồi những kỹ năng chuyên môn thì yếu tố bẩm sinh là điều quan trọng. Vì không phải bất cứ ai khi bước qua trường lớp đào tạo thì có thể trở thành một CEO chuyên nghiệp, xuất sắc.
Điểm qua những tố chất bẩm sinh có ở một CEO tài ba đó là:
+ Chỉ số thông minh – IQ.
+ Chỉ số cảm xúc -EQ.
+ Khả năng tư duy khoa học.
+ Khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, sáng tạo và logic.
+ Tính nhạy bén, xử lý mọi tình huống nhanh nhẹn và quyết đoán.
+ Mang phong thái uy lực, nắm quyền.
Pro CEO là gì – Như thế nào là một CEO chuyên nghiệp
CEO là một chức vụ điều hành cao nhất trong công ty, tập đoàn. Thế thì Pro CEO là gì ? Nếu CEO được bổ nhiệm với bất kỳ ai thì một Pro CEO không đơn giản chỉ là một chức vụ được bổ nhiệm. Mà nó mang tính chuyên nghiệp hơn rất nhiều so với CEO. Có thể nói người được gọi là Pro CEO đang ở một đẳng cấp cao mà CEO chưa thể với tới được.
Quản trị, điều hành đều mang tính chất của của công việc khoa học. Nhưng lại có tính nghệ thuật bên trong. Một nhà lãnh đạo tài ba, không chỉ điều hành, quản lý nhân viên của mình chỉ ở hướng khuôn khổ khoa học. Mà cũng cần phải có yếu tố của nghệ thuật mà không phải ai cũng có.
Một người có thể đảm nhiệm chức vụ CEO nhưng họ không hẳn có thể trở thành một Pro CEO. Để có thể đạt đến trình chuyên nghiệp, nó không chỉ đòi hỏi những kinh nghiệm, vốn sống. Mà ở đây yếu tố bẩm sinh, khả năng học hỏi, khả năng chịu đựng của bản thân với những áp lực, những cuộc chạy đua,…cũng là những điều quan trọng không thể thiếu. Một Pro CEO có thể được các doanh nghiệp, tập đoàn mời về đảm nhận vị trí, vai trò trong công ty của mình.
Như thế nào là Pro-CEO – Làm những gì
Ở Việt Nam, họ thường nhầm lẫn, chưa phân biệt rõ giữa một CEO, CEO với một doanh nhân Entrepreneur. CEO là một chức vụ, người đảm nhận vị trí này có thể được tuyển dụng. Được thuê nhằm quản trị các hoạt động, chiến lược của công ty. Ngược lại, Doanh nhân là những người bỏ vốn vào công ty. Ở hai vị trí này hoàn khác nhau và đòi hỏi những yếu tố cần có giữa hai người cũng hoàn toàn không giống nhau.
Một người có thể làm tốt ở vị trí CEO có thể trở thành doanh nhân tài ba. Nhưng ngược lại một người làm doanh nhân thì chưa chắc có thể làm được vị trí của một CEO.
Qua bài viết này, hy vọng chúng tôi có thể giúp bạn hình dung được một người CEO cần có những tố chất gì cũng như những vai trò, trách nhiệm mà một CEO đảm nhận.