Client là gì => Nỗi khổ mà những ai làm về Marketing chắc chắn sẽ hiểu, đó là việc chọn lựa giữa Client hay Agency để làm việc. Mô hình công ty khác nhau thì chắc chắn những chuyên môn, đặc thù và môi trường làm việc cũng khác nhau. Nếu bạn đã từng làm việc cho Client và chuyển sang bên Agency thì chưa chắc bạn có thể thích ứng ngay được hoặc ngược lại.
Vậy thì đâu là con đường nên chọn giữa Client hay Agency ? Muốn hiểu rõ hơn về môi trường làm việc và những điều “khó chiều” từ Client,Client là gì ? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Nhịp Sống Thời Đại nhé.

Tìm hiểu chi tiết về Client
Client là gì
Thực chất Client chính là những công ty, doanh nghiệp sản xuất hay cung cấp sản phẩm – dịch vụ. Chẳng hạn Unilever, Pepsi, Coca Cola,… Về Marketing, những công ty này thường thuê hoặc mua hẳn dịch vụ từ các công ty Agency. Họ có quyền đưa ra những yêu cầu, đánh giá chất lượng các kế hoạch, ý tưởng. Kiểm soát xuyên suốt quá trình thực hiện và kết quả cuối cùng của chiến dịch Marketing.
Cilent tập trung vào “Share of Left-Brain”. Client nắm rõ nhất về thị trường và kinh doanh. Với ưu thế này, họ có thể tạo ra những hoạt động có thể tối đa hoá giá trị dựa trên những mặt lợi thế về cạnh tranh chiến lược.
Chính vì sự tập trung quá mức vào kinh doanh và sản xuất, mà Client cần phải có lực lượng hiểu thấu được tâm lý và cả hành động của người tiêu dùng. Đó, không ai khác là Agency – cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Client nghĩa là gì
Nếu bạn lựa chọn làm việc cho một công ty Client, điều đó có nghĩa rằng bạn sẽ phải làm nhiều việc nhưng chỉ cho một người. Với môi trường làm việc năng động và đa dạng, bạn phải tiếp xúc với nhiều đối tác như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, truyền thông, nhà bán lẻ,…nhưng đổi lại bạn tích luỹ được nhiều điều hay. Có thể học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Và chắc rằng, bạn trở thành nhân sự nắm rõ chuyên môn về sản phẩm và ngành hàng của sản phẩm đó.
Những tố chất đòi hỏi ứng viên phải có khi muốn làm việc cho Client
Với bất kỳ vị trí nào, tổ chức nào, người ứng viên đều phải trải qua quy trình ứng tuyển không dễ dàng. Do đó, trước khi ứng tuyển bạn cần phải hiểu và biết được bản thân mình có những tố chất phù hợp và sẵn sàng cho vị trí đó hay chưa. Cần phải hoàn thiện, bổ sung những kiến thức hay kỹ năng nào để phù hợp với môi trường làm việc của công ty.
Công việc ở cả Client và Agency đều có yêu cầu chung về sự am hiểu vị trí và văn hoá làm việc tại công ty của người ứng viên. Điều này giúp cho bạn không phải thấy “shock”, bỡ ngỡ và áp lực với khối lượng công việc hằng ngày tại công ty.
Hơn nữa, điều quan trọng đó chính là những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần phải có. Với Client, bạn cần thể hiện được tư duy logic, khả năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo và kiến thức chuyên môn về Commercial. Vì đó là những điều mà nhà tuyển dụng Client có quyết định chọn bạn hay không.
5 điều Client mong muốn đối tác phải đáp ứng
Để có thể trở thành đối tác của Client cũng phải khiến Agency đau đầu và chiều lòng họ. Có thể nói chiều lòng một ai đó chẳng bao giờ là điều dễ dàng. Tuy nhiên một số điều cần lưu ý sau đây bạn nên biết để mọi thứ dễ dàng hơn.
Client luôn muốn được thấu hiểu
Client luôn muốn đối tác Agency phải nắm rõ về lĩnh vực kinh doanh của họ. Hiểu được mục tiêu của chiến lược Marketing rất quan trọng đối với họ. Để có thể chinh phục những khách hàng mục tiêu mà Client đang hướng đến. Agency cần phải có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực của Client.
Client cũng muốn Agency yêu quý và tôn trọng thương hiệu của họ giống như Client. Cho dù đó chỉ là hợp đồng thuê/mua mà thôi. Để có thể chinh phục được Client, Agency cần phải thể hiện sự thấu hiểu đối với Client ra sao ? Quyết tâm đẩy mạnh và thực hiện thành công những hoạt động chiến dịch marketing. Qua đó đem đến cho Client kết quả, mục tiêu thành công nhất định.

Client muốn những con số rõ ràng
Các Client luôn theo dõi chi tiết kết quả của chiến dịch marketing đang được triển khai. Họ muốn được xem những báo cáo của Agency thông qua những con số, bảng thống kê cụ thể thể hiện kết quả đo lường chiến dịch.
Client muốn biết được tiến độ đang diễn ra như thế nào ? Có bị trì trệ hay không và đang có dấu hiệu đi lên hay giảm xuống. Chung quy, Client đều mong muốn có được kết quả thành công của chiến dịch. Không chỉ riêng Client, mà cả Agency đều mong muốn điều đó.
Một trong những thống kê cụ thể về sự hài lòng của khách hàng. Có đến gần 43% ý kiến cho rằng Agency không đáp ứng được nhu cầu một cách đầy đủ và chi tiết.
Client muốn có sự nhanh nhẹn và linh hoạt
Client luôn muốn có thật nhiều Option trong việc lựa chọn, họ luôn thay đổi các Brief. Điều này khiến cho Agency phải thật sự nhanh nhẹn, linh hoạt xử lý mọi tình huống có thể thay đổi từ phía Client.
Tinh thần làm việc của Agency phải luôn hăng hái, nhiệt tình và chịu khó. Như vậy mới có thể đáp ứng được những yêu cầu từ thượng đế Client.
Client có quyền dí Deadline với Agency và có quyền được trễ hẹn bất cứ khi nào. Thế nhưng ngược lại với Agency thì không.
Client muốn được dự báo ngân sách chính xác
Vấn đề về ngân sách quảng cáo luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các Client. Con số này hoàn toàn có khả năng dao động và phát sinh. Trước khi thực hiện chiến lược dự đoán với một con số nào đó. Thế nhưng bước vào quá trình triển khai, không nhiều thì ít các yếu tố khác tác động làm cho con số ban đầu tăng lên.
Do đó, Agency muốn giữ chân được Client thì cần phải lên kế hoạch với chi phí được tiết kiệm tối đa. Hơn nữa, cần có những báo cáo rõ ràng về việc phát sinh thêm chi phí với phía Client. Nhận được sự đồng ý từ họ thì Agency mới tránh làm phật lòng và giữ được mối quan hệ làm việc với Client.
Client muốn được cung cấp những giải pháp
Client bỏ tiền ra với hy vọng rằng bạn có thể giúp họ giải quyết các vấn đề. Họ luôn muốn nhận được những ý tưởng lớn, sáng tạo hoàn hảo với chiến lược mới mẻ. Nếu như họ làm được họ đã không phải thuê bạn.
Nếu một chiến dịch đang triển khai nhưng lại không có hiệu quả, khiến cho Client chịu nhiều áp lực. Và tất nhiên những áp lực này được truyền lại cho Agency. Hối thúc những giải pháp mới thay thế nhằm đạt được những mục tiêu ban đầu đã đặt ra.
Tóm lại rằng, giữa Client và Agency cần có sự thấu hiểu và tương thông tâm tư với nhau. Như vậy thì mối quan hệ và công việc mới diễn ra suôn sẻ và có hiệu quả. Agency cần cố gắng đáp ứng được những yêu cầu từ phía Client với tinh thần sẵn sàng. Luôn quyết tâm để đạt được những mục tiêu mà họ mong muốn.
Những vị trí mà bạn có thể làm việc cho Client
Như đã nói, khi làm việc cho Client, có nghĩa rằng bạn làm rất nhiều việc và chỉ tập trung làm cho một người. Bạn hoàn toàn có thể đảm nhận rất nhiều vị trí, công việc hay làm việc độc lập với vị trí chuyên môn cao. Dưới đây là một vài gợi ý về những vị trí làm việc tại Client.
Brand Manager – Quản trị thương hiệu
Thương hiệu có vai trò quan trọng đối với tất cả các hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Một người đảm nhận vị trí Brand Manager cần phải có tư duy phân tích dữ liệu cùng nền tảng chuyên môn cao. Phải có kinh nghiệm thực tế, nắm bắt được nhu cầu của thị trường.
Brand Manager đảm nhận trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn đảm nhận một số công việc hỗ trợ đưa sản phẩm ra thị trường, bao gồm các công việc như:
+ Phân tích và báo cáo nghiên cứu thị trường.
+ Khảo sát và tổng hợp ý kiến khách hàng.
+ Xây dựng kế hoạch chiến lược cho từng giai đoạn.
+ Làm việc với Agency cùng các bộ phận khác để triển khai chiến lược Marketing hiệu quả.
Trade Marketing Manager
Trade Marketing Manager đảm nhận những công việc chính gồm:
+ Đảm nhận vai trò đưa thương hiệu sản phẩm đến khách hàng.
+ Lên kế hoạch, ý tưởng và tiến hành xây dựng chiến lược thúc đẩy doanh thu bán hàng.
Mối quan hệ giữa Trade Marketing Manager và Brand Manager mật thiết. Có thể nói hai vị trí này luôn hỗ trợ cho nhau để đạt được những mục tiêu về doanh thu. Trade Marketing Manager tập trung vào 2 phân đoạn Product và Place trong phương pháp 4P của Marketing.
Để có thể đảm nhận được vị trí này, một nhân viên Sales ưu tú phải có khả năng quản lý. Có năng lực làm việc thực tế và kỹ thuật chuyên môn đều có thể đáp ứng được. Tuy nhiên cũng phụ thuộc vào tổ chức của doanh nghiệp mà bạn đang làm việc.

Market Research & Analytics Manager – Quản lý phân tích và nghiên cứu thị trường
Với việc phân tích và nghiên cứu nhu cầu của thị trường. Một Market Research & Analytics Manager có vai trò quan trọng giúp cho Brand Manager và Trade Marketing Manager hoàn thành suôn sẻ các nhiệm vụ, công việc của mình.
Họ đảm nhận các công việc về phân tích dữ liệu, đề xuất insight.. Sau đó tổng hợp thành data và tiến hành theo dõi, đo lường hiệu quả của các chiến dịch.
Media Manager – Quản trị truyền thông
Vị trí này chịu trách nhiệm trong việc đưa hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp ra ngoài thị trường với phạm vị rộng lớn bằng các phương tiện truyền thông.
Công việc bao gồm
+ Xây dựng những kế hoạch truyền thông hợp lý có hiệu quả.
+ Định vị thương hiệu với khách hàng.
+ Làm việc với các Agency và Brand Manager để triển khai chiến dịch Marketing tối ưu.
Internship – Thực tập sinh
Nếu bạn đang là sinh viên năm cuối mong muốn có được môi trường thực tế để trải nghiệm. Áp dụng được những kiến thức từ giảng đường vào thực tiễn. Để có cơ hội được làm việc chính thức, thì thực tập sinh là vị trí phù hợp nhất.
Với vị trí này, các doanh nghiệp có thể tuyển chọn được những nhân tài trẻ. Thông qua việc trực tiếp hướng dẫn các bạn làm việc với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Nên làm cho Client hay Agency
Điều chúng tôi khuyên bạn hãy nên chọn làm việc với Agency trước đã. Vì tại đây, bạn có thể trải nghiệm nhiều hơn với thực tế trong khi kinh nghiệm bạn chưa thật sự vững vàng. Môi trường năng động là điều kiện tốt để những bạn trẻ rèn luyện được tính hăng hái và làm việc với năng lượng cao.
Khi làm việc tại Agency cũng là cơ hội để bạn gặp Client, chịu đựng những tính khó chịu từ họ. Chịu không ít những áp lực từ công việc chính là chìa khoá để bạn phát triển hơn, trưởng thành hơn và dày dạn kinh nghiệm.
Nếu bạn muốn làm việc cho Client thì phải có ít nhất cho mình 5 năm kinh nghiệm làm việc PR. Chắc rằng, khi đó bạn đã thực sự có được chuyên môn cao từ việc tư vấn cho đến triển khai, phân tích, đánh giá,… Mối quan hệ của bạn cũng được mở rộng hơn rất nhiều.
Những lợi thế đó giúp bạn dễ dàng ứng tuyển vào các vị trí cao như PR Manager, PR Director.. Sẽ có cơ hội phát triển sự nghiệp chuyên sâu.
Lời kết về Client
Mong rằng qua những chia sẻ về khái niệm Client là gì cũng như thông tin về Client.. có thể giúp bạn định hướng được công việc ở Client và Agency khác nhau ra sao. Biết được để làm hài lòng một Client chưa bao giờ là dễ dàng đối với bất cứ Angency nào.