Với xu hướng làm việc tại nhà tự do, thoải mái về thời gian, Copywriter dường như trở thành một nghề hot mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Chẳng hạn như sinh viên, nhân viên văn phòng,…vẫn có thể làm Copywriter như một nghề tay trái và kiếm được khoảng thu nhập kha khá, thậm chí còn ổn định hơn cả so với công việc chính.
Thế nhưng, Copywriter cũng có khá nhiều trắc trở khi lĩnh vực Marketing ngày càng chịu không ít những cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt là mảng Digital Marketing, đòi hỏi một Copywriter không ngừng sáng tạo những nội dung mới mẻ thu hút người dùng.
Đến đây, có thể bạn sẽ mường tượng ra được công việc của một Copywriter như thế nào rồi đúng không ? Thế nhưng để hiểu rõ hơn về nhiều điều thú vị của nghề hot Copywriter này. Hãy cùng Nhịp Sống Thời Đại tìm hiểu sau bài viết này nhé.
Tìm hiểu về nghề Copywriter
Copywriter là gì
Copywriter là những người viết nội dung, văn bản với mục đích quảng cáo hay các dạng hoạt động Marketing khác. Một Copywriter có trách nhiệm trong việc sản xuất nội dung với ý tưởng sáng tạo. Chẳng hạn như chữ, hình ảnh, âm thanh, video,… sau đó phối hợp cùng giám đốc sáng tạo Art – Director để được định dạng đẹp mắt. Nhằm thu hút sự chú ý của người khác.
Nội dung mà Copywriter sáng tạo có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Quảng bá sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, đẩy mạnh hiệu quả các chiến dịch marketing.
Công việc của Copywriter
Copywriter sáng tạo nội dung sao cho thu hút, truyền đạt được thông điệp đến khách hàng mục tiêu vào đúng lúc nhất. Có như thế mới tạo được sự ấn tượng, tin cậy và nhanh chóng thúc đẩy được hành động của khách hàng.
Vũ khí của nghề Copywriter đó chính là ngôn từ. Với vũ khí này, Copywriter tạo dựng tương tác và tình cảm với khách hàng. Để khách hàng tin tưởng và trung thành với những sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Đặc biệt hơn so với những công việc khác, Copywriter có thể được làm việc độc lập, tự do mà không phải chịu gò bó trong một môi trường bất kỳ. Họ có thể cùng lúc nhận việc cho nhiều doanh nghiệp, khách hàng, miễn sao họ đảm bảo hoàn thành công việc của mình.
Ngoài ra, Copywriter còn có thể làm việc giống như một nhân viên Marketing tại các công ty truyền thông, quảng cáo. Các phòng ban Marketing của doanh nghiệp, đài truyền hình, toà soạn,…
Sản phẩm của nghề Copywriter là gì
Những người làm Copywriter cung cấp những thông tin hữu ích đến nhiều người thông qua kết quả tìm kiếm trên các công cụ.
Họ sáng tạo ra những sản phẩm có tính giật tít hấp dẫn, thu hút nhiều người xem. Hơn nữa, cũng là những người dẫn đầu cho những trào lưu, viral trên các trang mạng xã hội. Content Marketing giúp truyền tải nhanh chóng thông tin sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp đến khách hàng.
Content Writing có phải là Copywriting
Ngay từ tên gọi giữa Content Writing và Copywriting đã có sự khác nhau. Thế nhưng không ít người lại nhầm lẫn giữa hai công việc này. Mặc dù đều là công việc viết về nội dung thế nhưng mục đích chính của Copywriting và Content Writing thì hoàn toàn khác nhau.
Copywriting hướng đến quảng cáo và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ. Nội dung của nó có giá trị cao và chỉ quảng bá trực tiếp đến thương hiệu của sản phẩm, nhằm mục đích đẩy mạnh doanh thu bán hàng.
Content Writing hướng đến việc giữ chân khách hàng trên website thông qua những nội dung với mục đích kinh doanh, thương mại và marketing. Các kênh phân phối như Blog, Thông cáo báo chí,…thu hút được tương tác từ các khách hàng tiềm năng. Content Writing chỉ tập trung cho việc thu hút khách hàng, thay vì bán hàng, lôi kéo khách hàng như Copywriting.
Phân loại Copywriter
Copywriter đang là một trong những nghề hot trong những năm trở lại đây. Với sự đa dạng về lĩnh vực, những người làm nghề Copywriter còn được phân thành nhiều loại khác nhau, ứng với nội dung hay địa điểm làm việc.
Copywriter theo nội dung
Tuỳ thuộc vào nội dung, lĩnh vực chính mà người làm Copywriting đảm nhận sẽ có những tên gọi phân biệt khác nhau. Dựa trên đó, có 7 loại Copywriter chính bao gồm:
Sale Letter Copywriter
Từ xã hội xưa, khi kinh doanh bắt đầu xuất hiện, Copywriter chính là những người có trách nhiệm viết những lá thư nhằm chào bán sản phẩm. Cách viết của họ mạch lạc, từ ngữ phong phú, mang tính thuyết phục cao bởi vì sự sắp xếp câu chữ rõ ràng và hệ thống.
Có thể nói Sale Letter Copywriter có tính cổ điển và thuần tuý nhất. Không những phù hợp với những lá thư chào hàng, mà những người làm Copywriter này có thể đảm nhận được các bài viết có yêu cầu cao về chất lượng nội dung như Website hay báo chí.
Creative/ Advertising Copywriter
Với Creative/Advertising Copywriter đôi khi không cần phải viết nhiều nội dung giống như Sale Letter Copywriter, mà chỉ cần một vài câu Slogan. Tính chất công việc của một Creative/Advertising Copywriter đòi hỏi họ phải sáng tạo không ngừng với nhiều sản phẩm khác nhau của nhiều đối tượng khách hàng.
Creative/Advertising Copywriter thường hiểu được tâm lý của khách hàng. Viết tốt về Slogan, Tagline, Storyboard và Concept.
Digital Copywriter
Công việc của một Digital Copywriter chính là sử dụng, sắp xếp các câu chữ hợp lý. Sau đó tối ưu nội dung bằng các công cụ phục vụ cho chiến dịch Marketing Online. Những ai làm Digital Copywriter thường có tính tỉ mỉ, nhẫn nại, bài viết có tính thuyết phục cao. Phù hợp với nội dung thuộc Social Post, Copy điều hướng trên Web, Micro Copy,…
Technical Copywriter
Technical Copywriter là những người chuyên viết và nắm vững chuyên môn về lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, xe cộ,… Vì thế mà những bài mà họ viết có được uy tín và sự ảnh hưởng với người đọc. Thế nhưng họ lại rất khó viết được nội dung nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ. Technical Copywriter thường viết tốt những bài PR giới thiệu và review sản phẩm, dịch vụ.
SEO Copywriter
Những Copywriter này chú trọng vào các kỹ thuật SEO bao gồm tần suất xuất hiện keyword, vị trí keyword,… nhằm nâng cao thứ hạng cho bài viết và trang web.
Inhouse Copywriter Brand Copywriter
Inhouse Copywriter Brand Copywriter còn được gọi ngắn gọn là Inhouse Copywriter. Họ chủ yếu đưa thông tin, tin tức về thương hiệu. Nội dung họ viết phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng để PR sản phẩm, thông cáo báo chí,….
Do đó, Inhouse Copywriter nắm rõ về thương hiệu, nhãn hàng và tâm lý của khách hàng mục tiêu. Phù hợp với Blog Article, PR, Thông cáo báo chí,…
Publisher/Content Copywriter
Một trong những kênh hiệu quả trong quảng bá nội dung đó chính là các Publisher. Họ thường có số lượng độc giả theo dõi riêng biệt. Số lượng Publsiher hiện nay cũng tăng lên đáng kể không chỉ ở lĩnh vực báo giấy mà còn xuất hiện cả trên các trang mạng xã hội, báo điện tử.
Vì thế, những Copywriter phải đòi hỏi sáng tạo ra những bài viết có nội dung chất lượng. PR giới thiệu sản phẩm theo Publisher. Nội dung của họ đảm bảo được tính linh động với tâm lý của khách hàng. Từ đó người đọc dễ dàng hiểu được nội dung bài viết.
Publisher/Content Copywriter viết tốt về bài PR, Content, Forum Seeding Stroyboard,…
Copywriter theo địa điểm làm việc
Dựa trên địa điểm làm việc, Copywriter cũng được phân thành 3 loại chính. Mỗi địa điểm làm việc ứng với những đặc tính công việc khác nhau.
Agency Copywriter
Những Copywriter này làm việc tại những công Agency trong lĩnh vực Truyền thông, Quảng cáo. Những đội ngũ nhân viên tại các Agency luôn có sự sáng tạo và ý tưởng khác biệt trong những chiến dịch Marketing.
Nếu bạn là người có đam mê trong ngành quảng cáo cùng với sự sáng tạo. Thì Agency Copywriter hứa hẹn là một công việc mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị và đáng giá.
Corporate Copywriter
Ngược lại với môi trường sáng tạo của Agency, vị trí Corporate Copywriter có thể mang tính chất nhàm chán, ổn định hơn. Các Copywriter chỉ làm việc cho một vài thương hiệu hay công ty, họ thường đảm nhận content cho các tin tuyển dụng. Mặc dù tính chất công việc tương đối nhàm chán nhưng không phải cạnh tranh quá cao.
Freelance Copywriter
Có thể nói đây là những Copywriter tự do và độc lập nhất so với những vị trí Copywriter khác. Họ có quyền được lựa chọn khách hàng và dự án để thực hiện. Tất nhiên, cũng có quyền được deal giá với khách hàng của mình.
Thế nhưng công việc tự do cũng đồng nghĩa với sự không ổn định. Hơn nữa, một Freelance Copywriter muốn có được nhiều dự án với khách hàng không phải là điều đơn giản. Đòi hỏi bạn phải có được một Portfolio xịn xò với nhiều nhãn hàng khác nhau.
Những kỹ năng quan trọng cần có ở một Copywriter
Một nghề hot như Copywriter dù có tính tự do, sáng tạo trong công việc, thế nhưng vẫn phải đảm bảo một số kỹ năng quan trọng cần có thì mới có thể trụ vững được.
Nắm được một số kiến thức cơ bản về SEO onpage và offpage.
Biết nghiên cứu và tìm kiếm thông tin trên mạng.
Có kỹ năng viết Blog và nội dung cho Website.
Nắm được một số kỹ thuật cơ bản trong thiết kế đồ hoạ trên phần mềm Photoshop.
Biết được cơ chế hoạt động của Email Marketing.
Thành thạo việc sử dụng các công cụ hỗ trợ Social Media.
Biết cơ bản về HTML.
Một số suy nghĩ sai lầm về nghề Copywriter
Thông qua những thông tin trên, bạn đã biết được tính chất công việc mà một Copywriter thường đảm nhận. Thế nhưng, Copywriter lại có nhiều ý kiến, suy nghĩ trái chiều và sai lệch hoàn toàn.
Copywriter giỏi không hẳn xuất phát từ những người viết văn hay viết báo giỏi.
Viết càng nhiều thì càng viết Content hay.
Copywrite là những người phải có bằng cấp.
Copywriter chỉ phù hợp với một số người nhất định.
Copywriter nhằm để phục vụ các bài viết cho SEO.
Copywrite và Content Writing giống nhau.
Muốn làm Copywriter thì kỹ năng viết rất quan trọng.
Những người làm Copywriter thường nói dối.
Những lưu ý khi làm Copywriter
Mục tiêu công việc của một Copywriter đó là làm sao thúc đẩy được doanh thu. Để có thể thực hiện được điều này, đòi hỏi họ phải có những nghiên cứu thật kỹ các vấn đề từ khách hàng và tìm được những giải pháp cải thiện.
Chẳng hạn như: bạn làm việc cho một trang web với tỉ lệ chuyển đổi 1/500. Có nghĩa rằng cứ 500 người truy cập hay tương tác web thì chỉ có 1 người chọn mua sản phẩm. Là một Copywriter bạn phải biết được cách rút ngắn được tỉ lệ chuyển đổi này, để từ 500 xuống còn 100 người thì có 1 người mua hàng.
Muốn nâng cao được tỉ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu bán hàng, Copywriter cần phải tối ưu được câu chữ. Cải thiện giao diện Landing Page, các tiêu chí SEO, nội dung trong các chiến dịch Marketing,…
Copywriter có mức lương ra sao
Ở Việt Nam, vị trí này chưa được xem trọng cũng như đánh giá cao. Tuỳ thuộc vào năng lực của cá nhân cũng như những phúc lợi từ công ty, mà Copywriter có mức lương từ 7 -10 triệu đồng / tháng. Tại một số Agency, có thể dao động từ 8 – 12 triệu đồng / tháng.
Nếu là Freelancer có kinh nghiệm và uy tín, bạn hoàn toàn kiếm được 20-30 triệu đồng / tháng, phụ thuộc vào từng dự án mà bạn nhận làm.
Copywriter có lộ trình nghề nghiệp như thế nào
Copywriter có thể nói là nghề hot và dễ kiếm được tiền tại nhà lẫn ở văn phòng. Thế nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhưng lại có khả năng sáng tạo thì hãy nên bắt đầu với việc thực tập tại các Agency. Môi trường tại đây giúp bạn có được nhiều kỹ năng hơn trong việc sáng tạo nội dung.
Từ đó nắm bắt được insight của khách hàng thông qua việc check nội dung trên website, blog, fanpgae,… phát triển những vị trí cao hơn hoặc phát triển ở vị trí Planner.
Lộ trình nghề nghiệp của Copywriter như sau: Intern Copywriter – Junior Copywriter – Senior Copywriter – Content Manager – Creative Director.
Vì sao doanh nghiệp nên thuê Copywriter
Với sự phát triển và cạnh tranh của nhiều lĩnh vực, Content cũng không ngừng được sáng tạo nhiều hơn. Tất nhiên, nhu cầu nhân lực cho Content cũng tăng dần theo.
Việc thuê các công ty Agency mang lại hiệu quả cao thế nhưng lại tốn kém không ít chi phí. Vì thế doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang thuê Inhouse Copywriter. Vừa thuận tiện cho việc quảng bá những sản phẩm của công ty vừa tiết kiệm được một số khoản chi phí.
Hơn nữa, Copywriter còn có thể đảm nhận được những công việc khác liên quan đến những nội dung như: Quảng cáo TV, Facebook, Quản lý Fanpage, nội dung webiste. Các ấn phẩm báo chí, thiệp chúc mừng,…
Kết luận nghề Copywriter là gì
Qua bài viết, bạn có thể biết được rõ hơn về nghề Copywriter với những điều thú vị ra sao. Với từng nội dung, vị trí công việc đảm nhận mà Copywriter được phân loại riêng biệt. Công việc Copywriter không đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp, chỉ cần bạn có khả năng học hỏi thì có thể phát triển mình ở công việc này.