Khi nhắc đến tổ chức của một công ty, một doanh nghiệp bạn thường nghe đến Founder hay Co-Founder. Nhưng không rõ hai chức danh này có giống hay khác nhau ra sao ? Cũng như vai trò và trách nhiệm của những người đảm nhận vị trí này như thế nào ?
Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Founder. Các phân biệt với Co-Founder và bí quyết để trở thành một Founder thành công. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Tìm hiểu chung về Founder
Founder là gì
Founder trong tiếng Anh là một danh từ, chỉ những người sáng lập. Là người thiết lập ra một tổ chức hay một cơ sở cho vấn đề nào đó. Founder có trách nhiệm đưa tổ chức vào đi vào hoạt động và tồn tại.
Trong phạm vi kinh doanh, Founder là những người sáng lập, chấp nhận mọi rủi ro có thể xảy ra trong vấn đề doanh nghiệp hoạt động. Founder là những người sáng lập đơn lẻ, theo kiểu truyền thống, mang tính tư nhân.
Founder có lợi ích tích cực trong việc đưa doanh nghiệp vượt khỏi ý tưởng, tìm kiếm và đầu tư các nguồn lực để hình thành công ty thành công.
Phân biệt sự khác biệt giữa Founder và Co-Founder
Co-Founder và Founder được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và khởi nghiệp. Tuy nhiên, hai chức danh này có sự khác nhau về mặt ý nghĩa cũng như vai trò, trách nhiệm của những người nắm giữ.
Về cơ bản, Founder là người đã tìm thấy và thiết lập một tổ chức doanh nghiệp hay khởi nghiệp. Bên cạnh đó, Co-Founder sẽ là người đồng hành cùng Founder, hỗ trợ và giúp Founder thành lập công ty thành công.
Co-Founder được gọi là người đồng sáng lập, họ có thể hỗ trợ cho mượn các kỹ năng hoặc tài nguyên, ý tưởng mà họ có cho doanh nghiệp.
Về trách nhiệm, Founder đưa ra những ý tưởng khả thi, quyết định những sản phẩm, dịch vụ nào để doanh nghiệp cung cấp. Đưa ra những mô hình, chiến lược kinh doanh thu hút khách hàng, vốn đầu tư và thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một Founder có trách nhiệm trong việc lãnh đạo công ty đứng vững trên thị trường.
Co-Founder tìm và hợp tác với Founder, hỗ trợ trong việc vận hành và phát triển của công ty. Họ có trách nhiệm trong việc dẫn dắt các kỹ năng chuyên môn và cung cấp nguồn tài nguyên, vốn để công ty bắt đầu hoạt động.
5 Điều cần làm trước khi trở thành một Founder
Khởi nghiệp với giới trẻ hiện nay không còn quá xa vời, cho dù bạn còn là sinh viên hay đã đi làm được vài năm, bạn vẫn có thể dự tính cho mình trở thành chủ của một doanh nghiệp, có ý tưởng Startup.
Để trở thành một Founder thành công, đòi hỏi bạn cần chuẩn bị và rèn cho mình nhiều tố chất, kỹ năng cần thiết. Dưới đây là 5 việc mà bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng:
Làm việc hoặc thực tập tại các công ty Start-up
Đây là bước đầu tiên quan trọng nhất mà bạn có khả năng làm được và làm tốt. Thông thường, các công ty Start-up hoạt động trong giai đoạn đầu khác hẳn rất nhiều so với những công ty lớn khác, đã hoạt động nhiều năm.
Do đó, nếu bạn nắm bắt được quá trình xử lý những khó khăn, vấn đề của công ty trong giai đoạn này là điều vô cùng quý giá và hữu ích. Khi bước qua những khó khăn, thách thức và cơ hội làm việc cùng các Founder trong công ty mang đến cho bạn những kinh nghiệm đầu đời khi bước đầu sáng lập công ty.
Học hỏi từ những cố vấn
Những người có được thành công của hiện tại cũng đều nhờ vào những trải nghiệm từ lớp người đi trước. Những cố vấn thường gặp là những Founder của các công ty khác, giáo sư khởi nghiệp, những bạn bè có kinh nghiệm,…
Tố chất thông minh và mong muốn học không ngừng sẽ là động lực giúp bạn đi được những quảng đường dài.
Tham gia các lớp học doanh nhân
Để có thể điều hành bất kỳ một doanh nghiệp, công ty nào Founder cần phải học cách để làm nhiều thứ vượt ra ngoài những điểm mạnh và sở thích của riêng họ. Những lớp học doanh nhân không cho bạn những trải nghiệm thực tế nhưng nó nó dạy cho bạn những kỹ năng cần thiết và quy trình căn bản dành cho bất kỳ doanh nhân nào.
Tham dự các sự kiện khởi nghiệp
Việc tham dự các sự kiện khởi nghiệp giúp cho bạn mở mang được nhiều kinh nghiệm quý giá từ các doanh nhân khác. Tham khảo những ý tưởng Start-up có cùng ý tưởng. Bên cạnh đó, mở rộng thêm các mối quan hệ càng nhiều càng tốt sẽ càng có lợi cho công ty của bạn.
Theo dõi tin tức thường xuyên
Hãy luôn linh hoạt, nhanh nhạy bắt kịp những xu hướng của thời đại. Đừng cố ù lỳ với những ý tưởng, sự kiện đã quá cũ mà không tiếp thu những cái mới. Lạc hậu về tin tức có thể đẩy bạn đi sai hướng, không nhìn nhận được những xu hướng trong tương lai.
Việc theo dõi tin tức thường xuyên giúp bạn mở mang được tầm nhìn sâu rộng hơn, dễ dàng tìm được những cách giải quyết những vấn đề gặp phải.
Kết luận về Founder là gì
Có thể nói Founder là vị trí rất quan trọng cần phải có kiến thức, tâm lý và tầm nhìn sâu rộng. Mong rằng qua bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn những điều hữu ích trong kế hoạch sáng lập công ty hay tổ chức của mình. Giúp bạn hoàn thiện những yếu tố cần thiết để trở thành một Founder thành công.