Với cuộc sống gắn liền với công nghệ và mạng internet hiện nay, Google trở thành một công cụ hữu ích trong tìm kiếm thông tin. Để tiếp cận với người dùng tốt hơn, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh những công cụ quảng cáo trực tuyến dựa trên nền tảng của ông lớn Google.
Ngoài Google Adwords quen thuộc, GDN – Google Display Network cũng dần được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của mình trong thời gian gần đây.
Sử dụng quảng cáo GDN đã mang lại những hiệu quả ra sao trong nhân rộng độ phổ biến thương hiệu của doanh nghiệp? Câu hỏi này và những thông tin khác về GDN đều được làm rõ trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Tìm hiểu về GDN
Quảng cáo Gdn là gì
Quảng cáo GDN – Google Display Network, còn được gọi là quảng cáo Banner Google, thuộc chương trình đối tác của Google Adsense. Đây là hệ thống quảng cáo hiển thị dưới dạng banner. Với hình thức quảng cáo GDN, Google cho phép người dùng đặt các quảng cáo với nội dung dạng tĩnh hay động trên các trang web liên kết với Google.
Người đặt quảng cáo có thể nhắm mục tiêu quảng cáo đến đối tượng tuỳ theo chiến dịch quảng cáo của mình. Bên cạnh đó, quảng cáo GDN được phân chia thành những chủ đề cụ thể như: giáo dục, thể thao, giải trí, nghệ thuật, công nghệ, dịch vụ,…
Trước khi thực hiện quảng cáo GDN, bạn cần phải chuẩn bị:
-Sản phẩm và dịch vụ dùng cho quảng cáo.
-Website.
-Ngân sách.
-Banner, có thể dùng Text thay cho Banner, tuy nhiên hiệu quả không tốt bằng.
Ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo GDN
Là một hệ thống quảng cáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất, GDN hiệu quả trong việc mở rộng phạm vi quảng bá của doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những ưu thế nổi trội, GDN vẫn tồn tại một số nhược điểm.
Ưu điểm
Quảng cáo xuất hiện đa dạng, có thể là ảnh tĩnh, ảnh động, text, video hay cả flash.
Có khả năng tiếp cận với nhiều người dùng, tăng độ nhận diện thương hiệu.
Xây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu với nền tảng web nhiều ngôn ngữ.
Nâng cao uy tín và tầm ảnh hưởng của thương hiệu.
Dễ dàng thay đổi mẫu và thông điệp quảng cáo, tuỳ biến sao cho phù hợp với mỗi chiến lược kinh doanh.
Hỗ trợ tốt trong tối ưu hoá công cụ tìm kiếm – SEO.
Dễ dàng theo dõi và điều chỉnh quảng cáo, chi phí dựa theo CPC hay CPM.
Nhược điểm
Không lựa chọn được vị trí hiển thị quảng cáo do Google cho quảng cáo hiển thị theo sắp xếp ngẫu nhiên. Chính vì thế mà không ít trường hợp, cả quảng cáo của đối thủ cũng hiển thị ngay tại vị trí của quảng cào của bạn hoặc gần kề.
Hiệu quả của quảng GDN phụ thuộc vào website, thời điểm đặt quảng cáo,…
Vì sao quảng cáo GDN phù hợp với những doanh nghiệp lớn
Tại Việt Nam, quảng cáo GDN chưa thực sự phổ biến rộng rãi. Bởi nhiều doanh nghiệp chưa thấy được sự hiệu quả của GDN, do tỷ lệ chuyển đổi tức thì không được cao.
Hầu như những doanh nghiệp lớn thuộc các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xe hơi, ngành FMCG mới áp dụng quảng cáo GDN. Nhằm mục đích quảng bá và tăng độ phủ ngày càng rộng cho thương hiệu của mình.
Do đó, hình thức Google Remarketing được ưa chuộng hơn bởi những doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lại. Nhìn chung hai hình thức quảng cáo này đều có cơ chế giống nhau. Google Remarketing chính là tập con của GDN.
Những yếu tố tối ưu chiến dịch quảng cáo GDN
Chiến dịch quảng cáo GDN được thành hai nhóm hiển thị chính: Hình ảnh cơ bản và hình ảnh động, video. Khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo này, cần lưu ý đến một số điểm để tối ưu hoá hiệu quả.

Chiến dịch quảng cáo GDN hiển thị hình ảnh cơ bản
Cài đặt mục tiêu giá thầu thông minh.
Không nên gom quá nhiều hình thức cùng hiển thị trong một nhóm quảng cáo, điều này sẽ hạn chế độ phủ. Thay vào đó, chia thành nhiều nhóm quảng cáo nhỏ hơn tương thích với từng mục tiêu giá thầu.
Những kích thước banner tối ưu, có độ bao phủ 95% mạng hiển thị: 728×90, 300×250, 160×600, 300×600, 320×50.
Banner không được thể hiện quá nhiều nội dung văn bản.
Dựa trên những nghiên cứu về đặc điểm của khách hàng, thiết kế hình ảnh và thông điệp phù hợp, đồng nhất với nhau.
Trang đích cần đưa về tốt nhất là trang chủ hoặc các trang thông tin cụ thể. Tuyệt đối không được đưa về những trang danh mục.
Hiện thị rõ ràng và thiết kế nổi bật CTA.
Chiến dịch quảng cáo GDN hiển thị hình ảnh động, video
Sử dụng một hình ảnh thumbnail cho video được hiển thị ở tỷ lệ 16:9. Giúp cho quảng cáo được hiển thị tốt hơn trên nhiều giao diện.
Sử dụng video để quảng cáo có tương tác cao hơn so với hình ảnh động.
Hơn nữa, trong quá trình chạy chiến dịch quảng cáo GDN. Người làm có nhiệm vụ theo dõi xuyên suốt nội dung quảng cáo hiển thị. Nhằm mục đích thay đổi giá thầu, banner hợp lý và nhanh chóng. Thường xuyên kiểm tra những banner nào có hiệu quả tương tác tốt hay kém. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp để người xem không phải nhàm chán.
Nếu những nhóm quảng cáo nào không đáp ứng được mục tiêu, cần phải chỉnh sửa và tối ưu lại trang đích Landing Page. Nhằm tạo sự thu hút cho người xem đi đến các bước tiếp theo.
Một số thuật ngữ trong quảng cáo GDN
Trong quảng cáo GDN, có nhiều thuật ngữ chuyên môn cần được nắm rõ và lưu ý thường xuyên.
CPC – Cost Per Click là gì
Số tiền tối đa dùng để chi trả cho mỗi lượt nhấp chuột của người dùng trên banner quảng cáo được đặt trên website.
CPM – Cost per 1000 imprestions là gì
Số tiền trên mỗi nghìn lần hiển thị banner.
CPC tối đa là gì
Số tiền tối đa chấp nhận trả cho phiên đấu giá khi người dùng (click) vào quảng cáo.
Hiển thị là gì
Số lượt hiển thị của banner quảng cáo, cho biết quảng cáo có đang hoạt động hay không.
Số nhấp chuột là gì
Số lượt nhấp chuột vào banner khi nó được hiển thị trên website của hệ thống GDN.
CTR là gì
Tần suất người dùng nhấp vào quảng cáo được hiển thị, đánh giá hiệu quả của quảng cáo. Công thức CTR = Số nhấp chuột / Hiển thị
Chuyển đổi là gì
Số chuyển đổi nhận được khi người dùng nhấp vào quảng cáo.
Kết luận GDN là gì
Khi công nghệ phát triển cùng Internet, cũng là lúc nhiều doanh nghiệp đua nhau quảng cáo trực tuyến. Nhằm mở rộng phạm vi quảng bá thương hiệu của mình. Qua những chia sẻ trên đây, giúp bạn có thêm một phần kiến thức mới về hệ thống quảng cáo của Google. Google Display Network, cập nhật thêm xu hướng trong lĩnh vực Digital Marketing.