Thông tin tiểu sử nữ tỷ phú Việt Nam
VietJet Air là một trong những hãng hàng không lớn tại Việt Nam. Vậy người đã sáng lập lên hãng hàng không này là ai? Ai là tỷ phú USD Việt Nam thứ 2 được Forbes công nhận sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng? Đó chính là bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Phương Thảo là ai
Nguyễn Thị Phương Thảo là một nữ doanh nhân sinh ra tại Hà Nội vào ngày 7/6/1970. Hiện bà đang đảm nhiệm vị trí tổng giám đốc của Vietjet Air. Đồng thời cũng là phó chủ tịch thường trực hội đồng quản trị ngân hàng HD Bank.
Ngoài vị trí hiện tại bà còn giữ chức vụ khác như:
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Giám đốc điều hành Vietjet Air.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó chů tich Thường trực HDQT- HDBank.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Cổ đông sáng lập Sovico Holdings.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Chủ tịch Công ty Địa Ốc Phú Long.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd. (Liên bang Nga).
Học vấn mà bà Thảo đạt được
May mắn được sinh ra trong gia đình gốc Hà Nội khá giàu có Bà Thảo đã được gia đình tạo điều kiện đi du học tại Nga ngành kinh tế tài chính vào độ tuổi 17. Trong quá trình học tập của mình bà đã đạt được một số bằng cấp sau:
Tiến sĩ Điều khiển học kinh tế
Cao đẳng Kinh tế lao động – Cao đẳng Kinh tế Quốc dân Matxcova
Cử nhân Tài chính Tín dụng – Học viện Thương mại Matxcova Nga
Con đường sự nghiệp của Bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Từ những ngày còn trẻ, bà đã thể hiện là một người có tài năng kinh doanh. Với thành tích xuất sắc và đầu óc kinh doanh, bà đã nhận ra tình hình thị trường lúc ấy. Bắt đầu từ năm 2 đại học, bà Thảo đã bắt tay kinh doanh nhiều mặt hàng từ máy móc, hàng điện tử, băng đĩa, đồng hồ,.. Đến hàng nông sản ngoại nhập từ các nước châu Á( Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) sang châu Âu. Ngoài ra, bà cũng đưa về thị trường nước ta các loại mặt hàng khan hiếm như thiết bị, sắt thép phân bón,…
Dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng bà đã tự xác định cho mình con đường kinh doanh phía trước. Bà xác định không làm chuyện con cò mà luôn nhắm tới các phi vụ lớn. Dám nghĩ dám làm, chỉ sau 3 năm kinh doanh bà đã thu về tài sản 1 triệu đô la Mỹ. Với số tiền này, như là số vốn mới bà lại chuyển sang kinh doanh phân bón, sắt thép và máy móc,…
Mặc dù vốn liếng khi bắt đầu khởi nghiệp của bà Thảo chỉ là chữ “tín” và sức lao động chăm chỉ. Công việc của bà bắt đầu lúc 5h sáng và kết thúc lúc 2h sáng hôm sau là điều bình thường.
Bà chia sẻ: “Khi thấy mình chăm chỉ và có trách nhiệm thì các đối tác phân phối lớn sẽ chọn là đại lý để phân phối hàng cho họ nên mình không cần nhiều vốn. Do mình làm việc rất hiệu quả và trung thực. Ví dụ, thị trường giá cả hay biến động thì mình làm việc theo cách ngày nào giá bao nhiêu ? Và doanh thu ngày hôm nay tương ứng với giá hôm ấy mình đều thông báo cho họ rất cẩn thận. Bởi vậy, người ta có niềm tin và thấy được làm việc với mình hiệu quả, doanh thu lợi nhuận đảm bảo tốt”
Thế mới nói, sự thành công của bà ngày hôm nay một phần nhờ vào sự may mắn từ gia đình, phần lớn dựa vào khả năng của bà.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn là một trong những cổ đông của hai ngân hàng lớn tại Việt Nam, ngân hàng Techcombank và VIB.
Vào năm 2007, bà nhận giấy phép đầu tư vào Vietjet air nhưng do giá thầu quá cao nên bà phải tạm hoãn lại. Nhiều năm sau đó bà tiếp tục nghiên cứu về mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ thông qua các hãng hàng không ở nước ngoài. Đến năm 2010, bà Thảo nhận được thỏa thuận liên doanh với Air Asia, nhưng vì một số vướng mắc nên việc liên doanh không thành.
Chồng bà Nguyễn Thị Phương Thảo là ai
Không từ bỏ mơ ước “ bay cao” ở đó, năm 2011 bà tự mở hãng hàng không riêng cùng chồng của mình. Chồng bà là Ông Nguyễn Thanh Tùng, cái tên Vietjet air ra đời và gắn với bà từ đó.
Nhắc tới VietJet air, chắc hẳn chúng ta không thể không biết hình ảnh ban đầu là hãng hàng không “bikini”. Bằng việc sử dụng các hình ảnh tiếp viên gợi cảm, thời gian đó VietJet air đã bị dư luận phản đối khá gay gắt. Nhưng có lẽ từ đó, cái tên VietJet air cũng dần được mọi người biết đến hơn.
Để hãng hàng không của bà phát triển được như ngày hôm nay, bà Thảo đã phải vượt qua rất nhiều thử thách và các ông lớn trong ngành. Bà chia sẻ” Trước khi VietJet Air tham gia thị trường, chỉ có 1% dân số được tiếp cận với phương tiện được cho là xa xỉ và chủ dành cho người giàu này. Chúng tôi đã có quyết định rất đột phá là hướng tới những đối tượng chưa đi máy bay bao giờ, thậm chí chưa biết chữ và chưa bao giờ bước chân ra khỏi làng quê của mình”.
Nhờ định vị là hãng hàng không giá rẻ này, hãng đã đạt được những con số nhất định sau hai năm cất cánh. Đó chính là chiếm tới 29% thị phần trong nước trong giai đoạn 2012-2016. Bước đột phá nhất của VietJet chính là thuê mua 100 chiếc Boeing 737 MAX 200 của một hãng tại Mỹ với giá 11,3 tỷ USD vào ngày 23/05/2016.
Cho đến năm 2019, VietJet đã chiếm 40% thị phần nội địa, một con số đáng mơ ước. Và Bà Thảo đang sở hữu tài sản ròng là 2,5 tỷ USD, phần lớn là cổ phần đã niêm yết của VietJet Air.