Outsourcing là gì – Business process outsourcing là gì

Một số doanh nghiệp hiện nay chú trọng hơn với những thế mạnh về ngành hàng, lĩnh vực của mình. Do đó, họ ưu tiên sử dụng hình thức Outsource cho những công việc có tính chuyên môn cao.

Outsource đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cả về thời gian lẫn chi phí. Tuy nhiên không phải ngành hàng nào cũng có thể áp dụng Outsource. Với từng lĩnh vực, Outsource mang lại những hiệu quả khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ vấn đề sử dụng Outsourcing.

Để hiểu rõ hơn về Outsourcing, những ưu điểm của hình thức này và cách áp dụng sao cho phù hợp nhất. Hãy cùng Nhịp Sống Thời Đại theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm outsourcing là gì
Khái niệm outsourcing là gì

Tìm hiểu các khái niệm về Outsourcing

Outsourcing là gì

Outsource trong tiếng Anh là một động từ, có nghĩa thuê ngoài. Còn Outsourcing là một danh từ, nghĩa là việc thuê ngoài, hình thức thuê ngoài.

Để có thể giải quyết những vấn đề vướng mắc, tiết kiệm được thời gian, chi phí đào tạo hay tuyển dụng nhân sự. Các doanh nghiệp sẽ thuê những nhân sự từ bên ngoài.

Việc thuê nhân sự bên ngoài đảm bảo được quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ. Họ có thể đảm nhận thực hiện các công việc chuyên môn, một vài khâu trong quy trình sản xuất. Hay hoạt động nghiệp vụ nào đó mà doanh nghiệp đang cần.

Business process outsourcing là gì

Business Process Outsourcing viết tắt là BPO. Đây được hiểu là việc 1 doanh nghiệp nào đó thuê đối tác thứ 3 cung cấp các dịch vụ.

Tuỳ thuộc vào lĩnh vực, ngành hàng mà việc thuê ngoài đem lại nhiều hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn như cắt giảm được chi phí không ít, tập trung phát triển hơn những thế mạnh của doanh nghiệp. Đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của doanh thu,…Hiện nay, các doanh nghiệp ưu tiên sử Outsourcing cho lĩnh vực CNTT.

4 lợi ích mà doanh nghiệp có được khi sử dụng Outsourcing

Việc sử dụng Outsourcing mang lại nhiều hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là 4 lợi ích của Outsourcing ảnh hưởng không ít đến toàn bộ hệ thống hoạt động của doanh nghiệp:

Nâng cao tính chuyên môn hoá trong công việc

Doanh nghiệp muốn phát triển tốt cần tăng cường phát huy những điểm mạnh của mình. Sử dụng Outsourcing giúp cho doanh nghiệp không phải dàn trải hết mọi việc mà chỉ cần tập trung vào chuyên môn. Do đó họ có thể tiết kiệm được không ít thời gian và chi phí.

Bên thứ ba sẽ đảm nhận hoàn toàn trách nhiệm công việc được giao và doanh nghiệp có nhiều điều kiện để tập trung đẩy mạnh phát triển những công việc chính.

Tối thiểu hoá chi phí

Ngân sách, chi phí cần được tối ưu hoá luôn là vấn đề hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Thay vì phải chi một khoảng ngân sách khá cao để xây dựng hoàn chỉnh cơ cấu nhân sự thì sử dụng Outsourcing lại không ngốn quá nhiều chi phí.

Với một nhân viên chính thức, doanh nghiệp phải đảm bảo các khoản thuế thu nhập cá nhân. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,… Còn với Outsourcing thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí dành cho khoản này.

Nắm bắt được các công nghệ hiện đại, tiên tiến

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, nếu doanh nghiệp không nhanh chóng tiếp thu được. Rất dễ tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Tất nhiên sẽ không dễ dàng để doanh nghiệp tiếp thu kịp với những cái mới.

Do đó, Outsourcing hoàn toàn có thể đáp ứng nhanh chóng vấn đề này. Không phải bỏ quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tiếp thu được với cái mới thông qua Outsourcing.

Nâng cao hiệu suất lao động

Những công ty cung cấp Outsourcing có khả năng điều phối nhân lực và với những nguồn nhân lực quý hiếm. Họ luôn có cách để phát huy triệt năng suất làm việc.

Business process outsourcing
Business process outsourcing là gì

3 Điểm hạn chế của Outsourcing

Bên cạnh những lợi ích mà Outsourcing mang lại, nó vẫn có những nhược điểm. Vì thế mà không phải bất kỳ lĩnh vực nào cũng phù hợp để sử dụng Outsourcing.

Hơn nữa, một số vấn đề có thể xảy ra như các công ty Outsource rơi vào tình trạng vỡ nợ, phá sản. Do bên cung cấp dịch vụ thua lỗ, không có khả năng chi trả cho nhân viên. Do đó phải thuê lại các công ty khác làm lại từ đầu gây mất thời gian và chi phí.

Tính bảo mật

Doanh nghiệp luôn lo ngại về tính bảo mật thông tin nội bộ của công ty. Outsourcing có nguy cơ tiết lộ ra bên ngoài, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh.

Chất lượng công việc

Sẽ rất khó khăn khi Outsourcing không nắm rõ tình hình hoạt động, quy trình hệ thống của doanh nghiệp. Phát sinh những vấn đề trong giải quyết các sự cố, trễ tiến độ hoàn thành các kế hoạch, dự án.

Chi phí phát sinh

Việc sử dụng Outsourcing có thể tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với nhân sự nội bộ. Thế nhưng không ai chắc chắn rằng, trong quá trình làm việc Outsourcing không phát sinh thêm các nguồn chi phí khác.

Bên cạnh đó, hợp đồng giữa doanh nghiệp và Outsourcing không chặt chẽ có thể gây ra những khoản chi phí mà doanh nghiệp không ngờ tới.

Những yêu cầu cần thiết để Outsourcing thành công và hiệu quả nhất

Để không phải thất thoát các khoản chi phí nhưng không đem lại hiệu quả, mỗi doanh nghiệp cần có cái nhìn chiến lược hơn trong việc sử dụng Outsourcing.

Một số điểm mà doanh nghiệp cần xác định rõ khi thuê ngoài:

-Xác định tầm nhìn và chiến lược tổng quan.

-Xác định rõ ràng, chi tiết mục tiêu của doanh nghiệp.

-Sản phẩm chính, lĩnh vực chính của doanh nghiệp.

-Quản trị các mối quan hệ hiện có của doanh nghiệp.

-Chuẩn bị bản hợp đồng cam kết chặt chẽ và chi tiết.

-Đẩy mạnh, mở rộng mối quan hệ với các bên có liên quan.

-Cần có sự hỗ trợ và can thiệp của bên quản trị có kinh nghiệm.

-Chú ý đến những vấn đề về nhân sự.

-Chứng minh tài chính ngắn hạn.

-Cam kết chất lượng dịch vụ.

Cần làm gì để tránh những thất bại không mong muốn khi sử dụng Outsourcing

Cần duy trì, đảm bảo mối quan hệ tốt giữa hai bên, doanh nghiệp và công ty Outsource. Nhà quản trị cần luôn tham gia, góp mặt trong suốt quá trình diễn ra hợp đồng.

Nhà quản trị cần có những thời điểm thích hợp để gặp gỡ và bàn bạc với công ty Outsource về việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Quá trình này cần được tổ chức ở vị trí điều hành để đảm bảo được sự hài lòng, thoả thuận từ cả hai bên.

Loại hình dịch vụ Outsource tại Việt Nam hiện nay

Outsource không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Họ có thể tự chọn cho mình loại hình dịch vụ phù hợp để đảm bảo chất lượng hoạt động của mình.

Có hai hình thức dịch vụ Outsource chính tại Việt Nam như:

Outsourcing ngoại biên

Outsourcing ngoại biên hay còn gọi là Outsourcing ngoài vùng lãnh thổ. Các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Việt Nam,…được xem là những nước có tiềm năng trong khai thác nhân lực Outsourcing hiệu quả với chi phí tương đối rẻ.

Nổi bật nhất có thể nhắc đến “Thung lũng Silicon tại Ấn Độ”, khi Khu công nghệ cao Bangalore được xây dựng. Quy tụ nguồn nhân lực hấp dẫn cho IBM, Microsoft, Intel, Sun Microsystems, Dell, Cisco, Oracle…

Riêng tại Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh được xếp ở top 4 những thành phố cung cấp dịch vụ Outsourcing. Chỉ đứng sau Ấn Độ và Philippines.

Một số công ty Outsourcing tại Việt Nam như: Digital Glass Egg, FPT, TMA Solutions…

Outsourcing nội biên

Outsourcing nội biên hay còn gọi là Outsourcing trong lãnh thổ quốc gia. Trái ngược với Outsourcing ngoại biên, nhân lực được thuê trong khu vực quốc gia.

Ngoài lĩnh vực công nghệ, Việt Nam còn có những công ty Outsource cung cấp các dịch vụ như : dọn dẹp văn phòng, bảo vệ, vận chuyển, kế toán, quản trị mạng, bảo trì thiết bị,…

Bên cạnh Outsourcing nội biên còn có Payroll Outsourcing, một hình thức thuê công ty bên ngoài trả lương cho nhân viên. Thay vì trước đây việc chi trả lương cho nhân viên được thực hiện thông qua ngân hàng. Thì giờ đây doanh nghiệp chỉ cần sử dụng dịch vụ này vừa đảm bảo trả lương cho nhân viên vừa không lo về vấn đề nhân sự.

Kết luận về Outsourcing

Sử dụng Outsourcing mang lại nhiều lợi điểm cho doanh nghiệp, về chi phí, về nhân sự, về thời gian,… giúp cho doanh nghiệp tập trung phát triển những điểm mạnh của mình. Thế nhưng, trước khi quyết định sử dụng Outsourcing doanh nghiệp cần chú ý tới những khả năng của mình. Của công ty Outsource và định hướng chiến lược đúng đắn, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

  • tqm là gì

    Khái niệm TQM: Định nghĩa, Ưu điểm và Cách thực hiện

    Khái niệm TQM (Toàn diện Quản lý Chất lượng) là một phương pháp tiếp cận quản lý được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. TQM đặt sự tập trung vào khách hàng là trọng tâm của quy trình sản xuất …

  • A-Z thông tin Galaxy Note 20 hé lộ trước thềm ra mắt

    Giờ đây, Samsung đã chính thức tuyên bố sự kiện Unpacked 2020 sẽ diễn ra vào ngày 5 tháng 8. Để kịp tiến độ, nhà máy sản xuất dường như đang rơi vào tình trạng quá tải. Samsung dự kiến ​​sẽ ra mắt một loạt sản phẩm mới, trong đó có Galaxy Note 20 series …

  • Google GDN là gì

    GDN là gì – Chạy quảng cáo gdn có hiệu quả không

    Với cuộc sống gắn liền với công nghệ và mạng internet hiện nay, Google trở thành một công cụ hữu ích trong tìm kiếm thông tin. Để tiếp cận với người dùng tốt hơn, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh những công cụ quảng cáo trực tuyến dựa trên nền tảng của ông lớn Google. …

  • Chỉ số Engagement là gì trong Facebok ads

    Engagement là gì – Post engagement là gì trong Facebook Ads

    Tìm hiểu chi tiết về Engagement Facebook Với sự xuất hiện của ông chủ lớn Facebook, thu hút lượng người dùng không nhỏ trên toàn Thế Giới đã tác động đến chiến dịch marketing hiện nay. Chạy quảng cáo Facebook chẳng những không phức tạp mà còn mang lại hiệu quả rất cao cho các …

  • Social Network là gì

    Social Network là gì – 05 Bước đơn giản tạo Social Network chuẩn SEO

    Social Network là gì – Mạng xã hội trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của con người hiện nay. Trước khi có sự xuất hiện của mạng xã hội, con người ở nhiều vùng miền hay các quốc gia khác trên thế giới khó có cơ hội gắn kết với nhau. Nhưng …

  • Letter Copywriter là gì

    Copywriter là gì – Tìm hiểu chi tiết về nghề Copywriter

    Với xu hướng làm việc tại nhà tự do, thoải mái về thời gian, Copywriter dường như trở thành một nghề hot mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Chẳng hạn như sinh viên, nhân viên văn phòng,…vẫn có thể làm Copywriter như một nghề tay trái và kiếm được khoảng thu nhập …