Social Network là gì – 05 Bước đơn giản tạo Social Network chuẩn SEO

Social Network là gì – Mạng xã hội trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của con người hiện nay. Trước khi có sự xuất hiện của mạng xã hội, con người ở nhiều vùng miền hay các quốc gia khác trên thế giới khó có cơ hội gắn kết với nhau. Nhưng kể từ khi ông chủ lớn Facebook xâm nhập và chiếm lĩnh vị thế trong mạng xã hội đã mang mọi người lại gần nhau hơn và mở rộng mối quan hệ.

Do đó, mạng xã hội có tầm ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong tiếp thị và kinh doanh. Trong bài viết này, Nhịp Sống Thời Đại sẽ cùng bạn tìm hiểu về Social Network là gì ? Cách tạo dựng nền tảng xã hội với 5 bước cơ bản nhất.

Tìm hiểu chi tiết về Social Network

Social Network là gì

Social Network – Mạng xã hội là những trang web cho phép người dùng chia sẻ thông tin cá nhân của họ. Tương tác với nhau, cùng nhau thảo luận về một vấn đề nào đó thông qua những dòng tin tức, hình ảnh, video. Khi tham gia vào Social Network, mỗi người dùng đều có thể liên hệ với bất kỳ người dùng nào khác.

Thấy được sức ảnh hưởng của mạng xã hội, nên nó nhanh chóng được ứng dụng trong phát triển hệ thống kinh doanh. Trong đó, tiếp thị và truyền thông quảng cáo được đẩy mạnh, có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc sống còn của doanh nghiệp.

Kết nối, liên lạc với nhau thông qua mạng xã hội có tính tiện lợi. Thế nhưng mọi người chỉ có thể giao tiếp với nhau qua màn hình điện tử, những hình ảnh. Status hay video mà chưa có được những cảm nhận khi giao tiếp thật bên ngoài.

Social Network là gì
Social Network là gì

Những tính năng mà Social Network cung cấp cho người dùng

Hầu hết những trang mạng xã hội sẽ tạo một tài khoản cá nhân dành cho mỗi người dùng dựa trên số điện thoại, email cá nhân. Với mỗi tài khoản có các chức năng chính sau:

Tính năng chat riêng, chat nhóm: text, tin nhắn thoại, hình ảnh, video.

Tính năng tạo và đăng tải bài viết: status, video, tập tin media.

Cho phép người dùng bình luận, biểu hiện cảm xúc và chia sẻ bài viết.

Cho phép người dùng tìm kiếm được profile của người dùng khác thông qua: Tên, số điện thoại, khu vực, tuổi, trường học, cơ quan công tác, danh sách bạn bè của một người dùng khác,…

Tính năng tạo nhóm, trang fanpage.

Và nhiều tính năng khác.

Social Network có ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp

Khi sự phát triển của công nghệ gắn liền với Internet, doanh nghiệp cũng bắt đầu thay đổi các chiến lược kinh doanh của mình sao cho theo kịp xu hướng của thời đại. Mạng xã hội trở thành công cụ thiết yếu cho các chiến dịch tiếp thị quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến với người dùng. 3 Kênh mạng xã hội có ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhất hiện nay có thể kể đến Facebook, Linkedin và Twitter.

Social Network Facebook

Trước hết, bạn có thể thấy ông trùm Facebook đang chiếm số lượng người sử dụng nhiều nhất trên toàn Thế Giới. Facebook được đánh giá cao trong việc tiếp cận đến khách hàng tiềm năng thông qua những yêu cầu mà người dùng chọn lựa để chạy quảng cáo với một số nhóm đối tượng.

Với Facebook, doanh nghiệp dễ dàng tăng nhanh được hiệu quả doanh thu thông qua những khả năng mà nó mang lại như:

-Mở rộng phạm vi tiếp cận từ đó tăng số lượng đối tượng mục tiêu.

-Tối thiểu hoá chi phí tiếp thị.

-Duy trì kết nối với những khách hàng cũ, hiện tại và kể cả những khách hàng mới.

-Cải thiện những trải nghiệm cho người dùng dựa trên những thông tin dữ liệu thu thập được.

-Thiết kế, cung cấp những nội dung có thể giải quyết những vấn đề mà khách hàng  hiện tại đang vướn phải.

-Tăng số lượng truy cập đến trang web, blog.

-Duy trì số lượng fan thông qua những bài viết chia sẻ mẹo vặt, thủ thuật hữu ích.

-Không ngừng kết nối, duy trì và tạo ra các mối quan hệ có khả năng chuyển đổi thành người mua hay khách hàng lâu dài, bền vững.

Social Network Facebook
Social Network Facebook

Social Network LinkedIn

Khác hẳn với Facebook, LinkedIn được xây dựng với nền tảng của một mạng xã hội có tính chuyên nghiệp. Không chỉ tạo ra môi trường phù hợp cho những người tìm việc mà còn đem lại nhiều lợi ích cho các nhà kinh doanh.

Với LinkedIn, mỗi người dùng tập trung xây dựng cho mình một sơ yếu lý lịch trực tuyến. Xây dựng và mở rộng các mối quan hệ thông qua việc kết nối với nhau. Từ đó giúp nâng cao vị trí thương hiệu của mình.

LinkedIn cung cấp những chức năng như

Tuyển chọn những chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu và lành nghề nhất.

Nâng cao,mở rộng hiểu biết và thảo luận về những xu hướng thị trường.

Có cơ hội giao lưu với những nhà lãnh đạo thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác.

Kết nối, xây dựng và duy trì mở rộng mối quan hệ kinh doanh.

Social Network Twitter

Twitter được đánh giá rất cao trong hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp. Bởi lẽ, Twitter có khả năng cung cấp cho người dùng những thông tin phù hợp, dễ dàng nắm bắt được các kết nối quan trọng cũng như những mấu chốt trong cạnh tranh thương hiệu. Twitter nhanh chóng và dễ dàng sử dụng, người dùng có thể chủ động tiêu tốn ít hay nhiều thời gian phụ thuộc vào mục đích của mình.

Với Twitter, người dùng có thể

Nội dung bài viết được khuếch đại khi tần suất chia sẻ tăng.

Kết nối với thị trường mục tiêu thông qua các lượt tương tác trong trò chuyện.

Mở rộng kết nối với nhiều người dùng khác thông qua #hashtag.

Chọn lọc danh sách Twitter để cập nhật thông tin những người có giá trị trong mục tiêu kinh doanh.

Cá nhân hoá thương hiệu bằng Tweet.

Tương tác với khách hàng của mình bằng cách trả lời các câu hỏi và những vấn đề quan tâm của họ.

Chia sẻ những nội dung mới mẻ, có tính cập nhật và quản lý những phản hồi từ khách hàng.

Những tính năng khác của Social Network

Ngoài tính năng chính nhằm kết nối mọi người dùng với nhau, Social Networking còn cung cấp, cập nhật những thông tin mới, kiến thức cập nhật theo xu thế.

Like, Follow Fanpage

Tính năng Like Fanpage giúp cho người dùng dễ dàng theo dõi nhiều trang với chủ đề mà mình yêu thích. Bạn có thể nhận được những thông tin cập nhật thường ngày. Bên cạnh đó, nhà cung cấp hay nhà quảng cáo cũng có thể nắm bắt được nhu cầu và đưa ra những lựa chọn phù hợp cho bạn. Thậm chí, bạn còn có thể xem được những thông tin cập nhật mới nhất về những bộ phim hay đang hot trend, MV Youtube chuẩn bị công chiếu hay các ứng dụng mới ra mắt khác một cách nhanh chóng.

Với mạng xã hội, bạn còn kiếm được tiền bằng hình thức kinh doanh online. Bằng cách tạo cho mình một trang cá nhân, group hay fanpage sau đó mời những bạn bè của mình thích, theo dõi và ghé thăm thường xuyên. Tiếp theo, bạn chỉ cần cập nhật những thông tin về sản phẩm của mình, tư vấn và chăm sóc khách hàng thì đã có thể tự mình làm chủ một shop online.

Video Content

Có thể thấy xu hướng Video Content trên Facebook thu hút đông đảo người dùng xem thường xuyên trên Timeline của mình. Vào nửa cuối năm 2014, Facebook nhanh chóng đánh bại Youtube về tổng số lượt xem video.

Blog

Blog trở thành một phần xu thế của Content Marketing, đóng góp một phần trong việc tăng trưởng thứ hạng Website của bạn trên Google. Những thông tin chia sẻ được cập nhật thường xuyên trên Blog dễ dàng nhận được sự quan tâm của khách hàng hơn bao giờ hết.

Hashtag

Hashtag là một cách giúp kết nối nhiều người dùng có cùng một mối quan tâm nhanh nhất. Khi các chiến dịch Marketing đi kèm với hashtag, hiệu quả nâng cao thương hiệu được cải thiện đáng kể. Dễ dàng gia tăng sự kết nối và tương tác với khách hàng.

Mạng xã hội hẹp

Ngoài các nền tảng mạng xã hội có quy mô như Facebook, Instagram, Twitter hay Pinterest, TikTok cũng không ngừng thu hút người dùng hoạt động hằng ngày. Do đó, cơ hội kinh doanh online trên Social Network ngày càng trở nên mở rộng hơn với nhiều người dùng. Tất nhiên sẽ không thể tránh khỏi tình trạng cạnh tranh giữa các shop online.

05 Bước đơn giản tạo nền tảng Social Network

Việc tạo dựng thương hiệu trên nền tảng Social Network hiện nay đang được chú trọng và quan tâm đặc biệt. Khi nắm bắt được những xu hướng, phản ứng của người dùng trước các thương hiệu được quảng cáo, doanh nghiệp dễ dàng phân tích được những thị yếu của người dùng. Từ đó đưa ra những chiến lược quảng bá hình ảnh sản phẩm, thương hiệu của mình phù hợp với khách hàng. Nhanh chóng tăng được độ phủ thương hiệu.

Xây dựng một nền tảng Social Network không quá khó khăn thông qua 5 bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Xác định cộng đồng của bạn

Để xây dựng một Social Network hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần phải xác định đó là phạm vi, đối tượng cộng đồng mà bạn muốn hướng đến. Để có thể thu hút được nhiều đối tượng quan tâm đến thương hiệu của bạn, cần phải dựa trên việc xác định những yếu tố về sở thích, độ tuổi, khu vực, các yếu tố tâm lý,…

Vì cơ bản, nền tảng mạng xã hội được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của họ, nếu những thông tin, sản phẩm của bạn không phù hợp thì chắc chắn sẽ bị đào thải và khó mà tồn tại lâu dài được. Ngược lại, khi nắm bắt được những dữ liệu tâm lý học của người dùng, điều đó sẽ giúp bạn kích thích được những ý tưởng mới. Sáng tạo thêm những nhu cầu thiết yếu hơn cho người dùng.

Bước 2: Xác định các tính năng và chức năng

Việc xác định các tính năng và chức năng có liên quan mật thiết đến chất lượng nhận diện cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng có thể định hình được những tính năng để phát triển một trang web trên nền tảng mạng xã hội.

Do đó, bạn cần phải xác định tổng thể những nội dung trên nền tảng mạng xã hội của mình. Chẳng hạn như chức năng người dùng, chức năng quản trị, quảng cáo. Loại dữ liệu được lưu hành, những nội dung bài viết nào được duyệt để đăng tải ? Cách người dùng đăng ký ra sao, cần áp dụng những phương thức tự động hoá nào?,…

Bước 3: Lựa chọn công nghệ phù hợp

Xác định được công nghệ nào phù hợp cho phát triển Social Network sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. Phân tích những công nghệ được áp dụng trên các nền tảng mạng xã hội khác giúp bạn nhìn nhận được những ưu điểm và khuyết điểm. Từ đó tìm ra những cơ hội và vấn đề khác, cải thiện nền tảng Social Network của mình.

Bước 4: Xây dựng cấu trúc

Có 3 điều cần phải kết hợp chặt chẽ với nhau để tạo được sự kết nối truyền thông:

Dịch vụ khách hàng: Hợp tác với một công ty lưu trữ dữ liệu có thể giúp bạn nhanh chóng giải quyết được các vấn đề kỹ thuật liên quan đến nền tảng mạng xã hội của mình.

Bảo mật: Yếu tố không thể thiếu trong bảo vệ dữ liệu, ngăn chặn xâm nhập quyền riêng tư và rỏ rĩ dữ liệu ra bên ngoài.

Khả năng mở rộng: Ngay từ bước đầu hình thành mạng xã hội, bạn cần phải xem xét đến khả năng tăng trưởng, mở rộng của nó. Có như thế, nó mới có thể tồn tại và nhanh chóng lan truyền đến cộng đồng.

Bước 5: Tạo tính năng cập nhật trạng thái

Social Network được người dùng chú ý rất nhiều trong việc cập nhật trạng thái, họ đều muốn thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc của mình ở bất cứ thời điểm nào. Do đó, tạo nên tính năng cập nhật trạng thái được xem là một điểm nhấn, giúp thu hút người dùng một cách hiệu quả.

Tất nhiên tính năng này cần phải được xây dựng và phát triển sao cho tạo sự thân thiện đối với người dùng. Nếu quá phức tạp, khó sử dụng, người dùng sẽ nhanh chóng loại bỏ nền tảng truyền thông mạng xã hội của bạn nhanh chóng.

Kết luận về Social Network

Social Network – Mạng xã hội không còn quá xa lạ với mọi người hiện nay. Việc áp dụng Social Network trong các chiến lược truyền thông quảng cáo nhanh chóng thúc đẩy doanh thu cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người dùng cũng dễ dàng tự tạo cho mình một shop kinh doanh online, thoải mái về mặt thời gian và kiếm được tiền.

Có thể bạn quan tâm

  • tqm là gì

    Khái niệm TQM: Định nghĩa, Ưu điểm và Cách thực hiện

    Khái niệm TQM (Toàn diện Quản lý Chất lượng) là một phương pháp tiếp cận quản lý được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. TQM đặt sự tập trung vào khách hàng là trọng tâm của quy trình sản xuất …

  • A-Z thông tin Galaxy Note 20 hé lộ trước thềm ra mắt

    Giờ đây, Samsung đã chính thức tuyên bố sự kiện Unpacked 2020 sẽ diễn ra vào ngày 5 tháng 8. Để kịp tiến độ, nhà máy sản xuất dường như đang rơi vào tình trạng quá tải. Samsung dự kiến ​​sẽ ra mắt một loạt sản phẩm mới, trong đó có Galaxy Note 20 series …

  • Google GDN là gì

    GDN là gì – Chạy quảng cáo gdn có hiệu quả không

    Với cuộc sống gắn liền với công nghệ và mạng internet hiện nay, Google trở thành một công cụ hữu ích trong tìm kiếm thông tin. Để tiếp cận với người dùng tốt hơn, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh những công cụ quảng cáo trực tuyến dựa trên nền tảng của ông lớn Google. …

  • Khái niệm outsourcing là gì

    Outsourcing là gì – Business process outsourcing là gì

    Một số doanh nghiệp hiện nay chú trọng hơn với những thế mạnh về ngành hàng, lĩnh vực của mình. Do đó, họ ưu tiên sử dụng hình thức Outsource cho những công việc có tính chuyên môn cao. Outsource đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cả về thời gian lẫn chi phí. …

  • Chỉ số Engagement là gì trong Facebok ads

    Engagement là gì – Post engagement là gì trong Facebook Ads

    Tìm hiểu chi tiết về Engagement Facebook Với sự xuất hiện của ông chủ lớn Facebook, thu hút lượng người dùng không nhỏ trên toàn Thế Giới đã tác động đến chiến dịch marketing hiện nay. Chạy quảng cáo Facebook chẳng những không phức tạp mà còn mang lại hiệu quả rất cao cho các …

  • Letter Copywriter là gì

    Copywriter là gì – Tìm hiểu chi tiết về nghề Copywriter

    Với xu hướng làm việc tại nhà tự do, thoải mái về thời gian, Copywriter dường như trở thành một nghề hot mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Chẳng hạn như sinh viên, nhân viên văn phòng,…vẫn có thể làm Copywriter như một nghề tay trái và kiếm được khoảng thu nhập …