Giáo dục giá trị và kỹ năng sống là gì – Giáo dục kỹ năng sống là gì
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường nghe thấy cụm từ “ Kỹ năng sống”. Hoặc các chương trình truyền hình nói về kỹ năng sống, đào tạo kỹ năng sống.. Vậy thực ra, kỹ năng sống là gì ? Giáo dục kỹ năng sống là gì ? Biểu hiện của nó ra sao và nó có ý nghĩa như thế nào ? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Nhịp Sống Thời Đại nhé.
Tìm hiểu kỹ năng sống thế nào cho tốt
Kỹ năng sống là gì
Có rất nhiều định nghĩa, quan điểm về Kỹ năng sống là gì. Như trong từ điển Tiếng Việt, Kỹ năng sống được định nghĩa là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Còn theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp Quốc (UNESCO). Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
Nhưng tựu chung lại, khi nói tới Kỹ năng sống là nói tới những hành động mang tính kỹ thuật. Được vận dụng vào thực tế một cách hiệu quả, để con người có một cuộc sống an toàn hơn, chất lượng hơn.
Kỹ năng sống tiếng Anh là gì
Kỹ năng sống trong tiếng anh là life skills, là cụm từ được tìm kiếm khá phổ biến gần đây. Nhất là giai đoạn dịch bệnh virus corona đang hoành hành. Thì kỹ năng sống rất được quan tâm.
Biểu hiện của Kỹ năng sống như thế nào
Có 3 đặc trưng cơ bản của Kỹ năng sống, đó là:
- Con người biết cách sống phù hợp, hữu ích
- Con người dám đương đầu với những tình huống khó khăn trong cuộc sống và biết cách vượt qua
- Con người có kỹ năng tâm lý xã hội, biết quản lý bản thân và tương tác tích cực với người khác, với xã hội
Ý nghĩa của Kỹ năng sống là gì
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Một cá nhân có kỹ năng sống cũng được coi như có năng lực tâm lý xã hội. Giúp cho bản thân vững vàng trước những thử thách trong cuộc sống.
Việc có kỹ năng sống sẽ giúp con người tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm để có cái nhìn tự tin. Có suy nghĩ theo chiều hướng tích cực. Người có kỹ năng sống sẽ luôn yêu đời, hạnh phúc, làm chủ cuộc sống của mình. Điều này đặc biệt quan trong đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe và thể chất tinh thần.
Đặc biệt, trong môi trường xã hội hiện đại, nhiều biến động ngày nay. Đòi hỏi con người phải nâng cao kỹ năng sống, giúp bản thân biết cách ứng xử, hành động để phù hợp với hoàn cảnh và các yếu tố mang tính văn hóa xã hội.
Mỗi cá nhân có kỹ năng sống góp phần thúc đẩy xã hội, ngăn ngừa được các vấn đề tiêu cực. Bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi con người. Các cá nhân thiếu kỹ năng sống là một trong những nguyên nhân phát sinh những suy nghĩ, hành vi lệch chuẩn.
Nếu có kỹ năng sống, con người sẽ biết cách bảo vệ bản thân mình trước những yếu tố bất lợi từ bên ngoài. Biết cách xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và ngày một nhân văn, góp phần làm cho xã hội ngày một văn minh.
Làm thế nào để có thể trang bị kỹ năng sống
Kỹ năng sống cần được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ em sẽ được rèn luyện thông qua những trải nghiệm thực tế nhất trong cuộc sống. Từ đó hình thành và phát triển tinh thần tự lập, tinh thần đội nhóm và năng lực cá nhân.
Giáo dục kỹ năng sống là gì
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, mẫu giáo bằng cách hướng các bé vào những hoạt động các nhân hoặc một nhóm trẻ. Với mục đích giúp bé có thê xử lý hiệu quả các tình huống, thách thức diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, thể chất, tình cảm. Giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy và là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiểu học.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cần tích hợp nhiều phương pháp, bao gồm:
Kỹ năng tự phục vụ bản thân
Đây là kỹ năng cơ bản mà trẻ cần phải học để độc lập được trong cuộc sống. Các phụ huynh nên trang bị cho trẻ những kỹ năng cơ bản nhất như tự ăn cơm, tự mặc quần áo và tự tắm rửa. Thay vì việc quá bận tâm thì phụ huynh nên để con trẻ tự làm những gì chúng thích. Phụ huynh chỉ hỗ trợ khi thật sự cần thiết hay con trẻ gặp khó khăn. Cách tốt nhất là hướng dẫn trẻ theo từng bước một hoặc để trẻ quan sát cách người lớn làm và tập thành thói quen để có thể tự phục vụ chính mình.
Kỹ năng làm việc nhóm
Dạy cho trẻ biết trách nhiệm của bản thân và chia sẻ trách nhiệm với mọi người để cùng hướng đến mục tiêu cuối cùng. Làm việc nhóm nhiều sẽ giúp trẻ tích lũy, phát triển những kỹ năng cần thiết trong xã hội. Biết cách xây dựng các mối quan hệ và duy trì nó.
Kỹ năng quản lý cảm xúc
Yếu tố cảm xúc đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Đây cũng chính là cơ sở, khởi nguồn cho trẻ tự nhận thức về bản thân mình. Trẻ em thường rất nhạy cảm với môi trường chúng tiếp xúc mỗi ngày. Vì vậy, để có thể tự quản lý cảm xúc của mình. Trẻ em cần đến sự giúp đỡ của chính các phụ huynh.
Kỹ năng giao tiếp
Có nhiều hình thức giao tiếp khác nhau mà trẻ cần được trang bị trang giai đoạn này như: giao tiếp qua lời nói, giao tiếp qua ngôn ngữ cơ thể. Kỹ năng sử dụng từ ngữ qua lời nói sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Thông thường trẻ em không biết cách xử lý tình huống nguy hiểm. Vì vậy cần phải để trẻ nhỏ học được cách tự vệ khi không may gặp nguy hiểm. Khi có thời gian, phụ huynh có thể hướng dẫn chúng những cách để tự bảo vệ bản thân những khi không có người lớn bên cạnh.
Có thể nói, kỹ năng sống đóng một vai trò quan trọng không chỉ đối với một cá nhân mà còn là toàn xã hội. Vì vậy, việc trang bị đầy đủ kỹ năng sống là việc làm hết sức cần thiết. Cần được thực hiện ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Có kỹ năng sống giúp ta sống an toàn, khỏe mạnh. Sống vui và ý nghĩa, góp phần tạo nên một xã hội văn minh hơn.