Đối với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh thường sẽ phải chú trọng rất nhiều về doanh thu thuần hàng tháng. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa doanh thu và doanh thu thuần, nghĩ rằng đây là hai phạm trù giống nhau, tuy nhiên trên thực tế thì khác nhau hoàn toàn. Vậy doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần như thế nào? Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay bài viết sau đây.
Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần thực chất là khoản doanh thu của doanh nghiệp đã đạt được sau khi đã khấu trừ các khoản giảm như: Giảm giá bán hàng, thuế xuất nhập khẩu, doanh thu bán hàng bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt,… Hay hiểu đơn giản hơn, doanh thu thuần là chi phí nhận được của doanh nghiệp thu trước thuế thu nhập.
Đã có rất nhiều người nhầm lẫn giữa doanh thu và doanh thu thuần. Tuy về mặt khái niệm chúng có sự giống nhau nhưng xét về bản chất thì khác nhau hoàn toàn. Đối với doanh thu thuần thường sẽ là lợi nhuận trước thuế và khấu trừ các khoản chi phí vốn, sản xuất, bán hàng và lợi nhuận từ kết quả của lợi nhuận trước thuế. Sau đó phải trừ đi khoản chi phí đóng thuế của doanh nghiệp phải nộp trong kỳ hạn cho nhà nước.
Nếu dựa vào đặc điểm, công thức trên thì nếu tỷ suất lợi nhuận lớn hơn 0 thì doanh nghiệp mới thực sự có lãi. Ngược lại lợi nhuận nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp dễ bị lỗ vốn và cần tìm cách khắc phục.
Công thức tính doanh thu thuần
Công thức tính doanh thu thuần chi tiết như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể khi kinh doanh – Các khoản giảm trừ doanh thu.
Trong đó:
– Doanh thu tổng thể khi kinh doanh của doanh nghiệp chính là các khoản chi phí thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ.
– Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản phí bao gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá thương mại, chiết khấu thương mại, thuế GTGT, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu.
Những yếu tố tác động đến doanh thu thuần
Ngoài việc nắm rõ khái niệm doanh thu thuần là gì mọi người cần phải nắm rõ các yếu tố tác động đến doanh thu cung cấp dịch vụ, bán hàng của doanh nghiệp như sau:
– Chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Chất lượng sản phẩm dịch vụ cao thì bán được giá cao, nếu chất lượng kém thì giá thành sẽ giảm. Chính điều này sẽ tác động trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
– Khối lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Nếu sản xuất sản phẩm vượt quá số lượng nhu cầu của thị trường dễ dẫn đến tình trạng tồn kho, kết quả doanh thu kém. Nếu sản phẩm xuất ít, nhu cầu lớn sẽ tạo điều kiện giúp doanh thu của công ty cao hơn.
– Giá thành sản phẩm, dịch vụ: Nếu giá cả hàng hóa tăng sẽ giúp doanh thu đạt được tăng cao và ngược lại. Tuy nhiên, nếu giá tăng thì lượng tiêu thụ giảm còn khi giá giảm thì khối lượng tiêu thụ tăng. Doanh nghiệp cần đưa ra mức giá thành sản phẩm hợp lý với nhu cầu thị trường.
– Kết cấu sản phẩm tiêu thụ: Đây là yếu tố tác động tới tỷ trọng giá trị của sản phẩm so với toàn bộ mặt hàng tại một thời điểm nhất định. Nếu kết cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường thì việc tiêu thụ sẽ thuận lợi, đẩy doanh số cao hơn.
Trên đây là những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần chính xác. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp để tạo ra được nguồn doanh thu thuần lớn giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn.