Brand Equity là gì – Tầm quan trọng của Brand Equity trong Marketing

Ý nghĩa của việc xây dựng Brand Equity trong Marketing

Tại sao mỗi doanh nghiệp đều cần xây dựng Brand Equity ? Đó là thắc mắc của khá nhiều người, nhất là đang trong giai đoạn thành lập và phát triển công ty. Như chúng ta đã biết, Ngày nay, mỗi loại hàng hóa, dịch vụ đều có rất nhiều doanh nghiệp khác nhau theo đuổi. Vì thế, để lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ, người tiêu dùng thường dựa vào Brand Equity của sản phẩm dịch vụ đó.

Cũng chính điều này đã tạo nên môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Vậy brand equity là gì ? Ý nghĩa của nó trông việc xây dựng phát triển thương hiệu ra sao ? Tại sao nó lại có sức ảnh hưởng đến quyết định người tiêu dùng đến vậy. Cùng Nhịp Sống Thời Đại tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Brand Equity nghĩa là gì

Brand Equity nghĩa là gì – Hình ảnh Nhịp Sống Thời Đại sưu tầm

Tìm hiểu Brand equity là gì

Brand Equity hay còn được gọi một cách dễ hiểu là tài sản thương hiệu. Nó bao gồm các yếu tố biểu tượng, slogan, logo, bằng sáng chế,… của công ty hoặc sản phẩm. Các yếu tố này sẽ tiếp cận trực tiếp đến khách hàng với nhiều hình thức khác nhau.

Còn dưới con mắt người làm Marketing thì Brand Equity có nghĩa là giá trị của một thương hiệu. Và giá trị này được xác nhận, đánh giá thông qua nhận thức và trải nghiệm của khách hàng đối với thương hiệu đó.

Nếu một thương hiệu được nhiều người biết đến, đặc biệt được họ quan tâm và có nhiều trải nghiệm đánh giá tốt. Thì có nghĩa giá trị thương hiệu đó mang đến là dương. Còn thương hiệu có độ nhận diện không cao hoặc người tiêu dùng tỏ ra không hài lòng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ ở đó. Điều này chứng tỏ giá trị thương hiệu đang ở mức âm. Và doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ lụi tàn nếu không có những động thái cải thiện và xây dựng một Brand Equity bền vững.

Các thành phần chủ yếu cấu tạo nên Brand Equity

Kết quả từ quá trình nhận thức về thương hiệu của khách hàng đã tạo nên Brand Equity cho thương hiệu đó. Đây cũng chính là việc thực hiện lời hứa của doanh nghiệp đối với khách hàng. Làm sao để có một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài từ cả hai bên với nhau. Sau đây chính là những thành phần cấu tạo nên Brand Equity:

Brand Awareness ( Tầm nhận thức về thương hiệu)

Đây là bước đầu cho việc xây dựng được hình ảnh trong tâm trí khách hàng. Khi bắt gặp hoặc nhắc đến thương hiệu thì người tiêu dùng có thể hình dung và liên kết với các sản phẩm hoặc danh mục của nó.

Và thường thông qua phương thức quảng cáo để giới thiệu thương hiệu đến khách hàng mục tiêu.

Brand Associations (Sự liên kết thương hiệu)

Sự liên kết này là cách mà doanh nghiệp tạo ra nhiều thứ để xây dựng nên tài sản cho thương hiệu. Khách hàng sẽ liên tưởng và suy nghĩ mọi thứ liên quan đến thương hiệu. Đó có thể là màu sắc, slogan, hình ảnh nhân viên, quảng cáo,… cái mà doanh nghiệp đã xây dựng cho thương hiệu đó.

Điều này vừa giúp cho việc bán hàng lặp đi lặp lại, vừa giúp cho hoạt động tiếp thị truyền miệng dễ dàng và hiệu quả hơn.

Quality (Chất lượng)

Đây chính là điều kiện tiên quyết trong quá trình xây dựng Brand Equity. Giá trị thương hiệu có mạnh hay không sẽ dựa vào mức độ và thái độ thực hiện lời hứa của thương hiệu đến khách hàng. Họ sẽ dựa vào những thông số ấy để so sánh sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh.

Và thành phần này cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến quyết định giá cả và chiến lược định vị của thương hiệu.

Brand Experience (Trải nghiệm thương hiệu)

Giai đoạn này là lúc thương hiệu đã thực sự nằm trong tâm trí của khách hàng. Bây giờ họ sẽ tiến hành dùng thử và đưa ra những cảm nhận, đánh giá. Nó bao gồm luôn cả những trải nghiệm trước, trong và sau khi bán đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.

Nếu khách hàng có những trải nghiệm tốt cho cả quá trình thì đây chính là cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Sau này khách hàng sẽ quay lại tiếp tục lựa chọn và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu thay vì của đối thủ cạnh tranh.

Brand Preference (Sự yêu thích thương hiệu)

Khi đã tạo được sự yêu thích trong phần lớn khách hàng, thì hoàn toàn có thể khẳng định tài sản thương hiệu này mạnh. Ta có thể hoàn toàn thấy được, một khi người tiêu dùng đã ưu tiên lựa chọn thương hiệu, thì sản phẩm có thể bán giá cao hơn.

Mặc dù thế, nhưng doanh nghiệp phải luôn đảm bảo rằng khách hàng luôn có những trải nghiệm tốt nhất. Để có thể duy trì Brand Equity lâu dài và bền vững.

Brand Loyalty (Lòng trung thành với thương hiệu)

Khi khách hàng đã có sự trung thành với thương hiệu, họ sẽ có hành động mua lặp đi lặp lại. Đây chính là cơ hội tăng doanh thu đáng kể và ổn định trong tương lai.

Bên cạnh đó, khách hàng trung thành chính là công cụ truyền thông hiệu quả nhất cho chính thương hiệu. Họ sẽ giới thiệu và có những lời tốt đẹp về sản phẩm/dịch vụ cho bạn bè và những người xung quanh. Đây sẽ cách thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng mới, bởi mức độ đáng tin cậy mà tiếp thị truyền miệng mang lại.

Các yếu tố cấu thành Brand Equity
Các yếu tố cấu thành Brand Equity

Tại sao mỗi doanh nghiệp đều cần xây dựng Brand Equity

Điều đầu tiên mà Brand Equity mang đến cho doanh nghiệp đó là tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Khác biệt chính là yếu tố sẽ giúp khách hàng đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu bản thân. Lợi dụng đều đó, doanh nghiệp có thể làm nổi bật ưu thế của mình.

Thứ hai, khi doanh nghiệp phát triển hay mở rộng thêm dòng sản phẩm hoặc ngành dịch vụ nào khác thì mọi việc cũng sẽ dễ dàng hơn. Nhờ vào sự hỗ trợ từ thương hiệu mạnh đã có sẵn từ trước. Hoàn toàn có thể thấy được, khi khách hàng đã nhận diện và có lòng tin với thương hiệu doanh nghiệp. Việc lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ con trong đó sẽ nhanh chóng hơn. Họ sẽ không mất nhiều thời gian để tìm hiểu, đánh giá. Đây chính là thuận lợi cho những dòng sản phẩm/dịch vụ mới nhanh chóng xâm nhập thị trường.

Thứ ba, đẩy nhanh hoạt động bán hàng, giúp tăng doanh thu liên tục. Qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm nguồn thu nhập và lợi nhuận khủng.

Thứ tư, giúp tối ưu hóa chi phí cho hoạt động marketing của doanh nghiệp. Một Brand Equity khi đã vững trên thị trường, nó sẽ giúp cắt giảm nhiều chi phí đáng kể. Nhờ vào việc nhóm khách hàng mục tiêu hầu hết đã biết đến thương hiệu.

Cuối cùng, tài sản thương hiệu càng mạnh sẽ càng thúc đẩy giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp tăng lên.

Các bước xây dựng Brand Equity bền vững cho doanh nghiệp

Bước 1: Xây dựng nhận thức người tiêu dùng

Đây là bước đầu tiên làm tiền đề cho việc đẩy tài sản thương hiệu lên cao. Doanh nghiệp phải chắc chắn rằng hầu hết khách hàng nhận ra bạn là ai? thương hiệu bạn kinh doanh thứ gì? Quan trọng hơn hết, phải làm sao để người tiêu dùng hiểu một cách chính xác nhất nội dung mà doanh nghiệp đã hoạch định.

Để làm được điều này, việc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ là điều hết sức quan trọng. Đó là cái nhìn tổng quan, đầu tiên mà doanh nghiệp phát tán đến người tiêu dùng. Họ có cảm nhận tốt hay xấu sẽ quyết định rất nhiều trong cái nhìn đầu tiên.

Những cách tiếp cận đầu tiên sẽ là tên thương hiệu, slogan, màu sắc, logo, thái độ, hình ảnh nhân viên,… Đặc biệt là giá trị thương hiệu mang đến cho khách hàng. Chính vì thế phải hết sức trau chuốt, kỹ lưỡng trước khi mang ra thị trường. Không để bất cứ sai sót hay sự cố nào xảy ra trước mặt người tiêu dùng. Vì khi điều xấu xảy ra sẽ rất mất nhiều thời gian và chi phí để xây dựng lại Brand Equity cho doanh nghiệp.

Bước 2: Truyền đạt đúng ý nghĩa thương hiệu

Việc truyền tải đúng ý nghĩa, thông điệp của thương hiệu là vô cũng quan trọng. Chỉ cần để một lượng nhỏ người tiêu dùng hiểu sai vấn đề thì hậu quả nó mang lại vô cùng nghiêm trọng. Mọi thứ sẽ nhanh chóng lan rộng, khó lòng kiểm soát được. Càng để lâu thì nó có thể giết chết luôn cả thương hiệu.

Vì thế, tất cả người làm thương hiệu phải hiểu và giải mã một cách chính xác nhất ý nghĩa và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận từ lên ý tưởng đến thực hiện. Để thông tin đi ra một cách nhất quán và cuốn hút. Và đặc biệt hướng đến đúng khách hàng mục tiêu đề ra một cách dễ dàng.

Cách truyền đạt thương hiệu đến khách hàng để xây dựng Brand Equity
Cách truyền đạt thương hiệu đến khách hàng để xây dựng Brand Equity

Bước 3: Định hình lại cách mà khách hàng nghĩ về thương hiệu

Thời đại ngày nay, việc đánh giá và phản hồi về thương hiệu vô cũng nhanh chóng và dễ dàng. Chính vì thế doanh nghiệp phải tận dụng và biến chúng thành một lợi thế cho việc xây dựng Brand Equity mạnh.

Khách hàng sẽ đưa ra đánh giá về chất lượng, sự tương thích nhu cầu, lòng tin đối với sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu. Đồng thời dựa vào những thông tin có được để so sánh với các đối thủ khác. Từ những dữ liệu đó, có thể thấy được ưu nhược điểm, từ đó đưa ra hướng cải thiện và phát triển phù hợp.

Ngoài ra, nó còn giúp biết được suy nghĩ của khách hàng đối với tài sản thương hiệu là tích cực hay tiêu cực. Và có những biện pháp kịp thời giúp đưa khách hàng về đúng quỹ đạo mong muốn.

Khi định hình được lòng tin, sự tốt đẹp của thương hiệu trong suy nghĩ của khách hàng. Doanh nghiệp sẽ nhanh chóng phát triển và có sự tăng trưởng bất ngờ. Đây là điều hằng mơ ước của bất kỳ thương hiệu nào.

Bước 4: Tạo mối quan hệ gắn bó và thân thiết hơn với khách hàng

Nếu một doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ khách hàng sâu sắc. Đồng thời gắn kết họ với tài sản thương hiệu. Khiến họ có hành vi mua lặp đi lặp lại, khi nhắc đến sản phẩm/dịch vụ đó, khách hàng nhớ đến thương hiệu mình đầu tiên. Đây chính là thành công đỉnh điểm của việc xây dựng Brand Equity. Để làm được điều này, nhân lực chính là giá trị cốt lõi.

Như đã nói, khách hàng trung thành của chúng ta sẽ trở thành đại sứ truyền thông cực kỳ hiệu quả. Càng thân thiết, khách hàng sẽ không tiếc lời khen ngợi khi nhắc đến thương hiệu của doanh nghiệp.

Khi xây dựng được Brand Equity mạnh, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững. Chính vì thế việc hiểu sâu sắc về tài sản thương hiệu là đặc biệt quan trọng. Nó vừa giúp đánh giá được giá trị của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Không những vậy nó còn đo lường được sự yêu thích và những suy nghĩ trong tâm trí người tiêu dùng đối với giá trị thương hiệu. Từ đó có thể thấy được việc xây dựng Brand Equity là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong thị trường khắc nghiệt hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • tqm là gì

    Khái niệm TQM: Định nghĩa, Ưu điểm và Cách thực hiện

    Khái niệm TQM (Toàn diện Quản lý Chất lượng) là một phương pháp tiếp cận quản lý được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. TQM đặt sự tập trung vào khách hàng là trọng tâm của quy trình sản xuất …

  • A-Z thông tin Galaxy Note 20 hé lộ trước thềm ra mắt

    Giờ đây, Samsung đã chính thức tuyên bố sự kiện Unpacked 2020 sẽ diễn ra vào ngày 5 tháng 8. Để kịp tiến độ, nhà máy sản xuất dường như đang rơi vào tình trạng quá tải. Samsung dự kiến ​​sẽ ra mắt một loạt sản phẩm mới, trong đó có Galaxy Note 20 series …

  • Google GDN là gì

    GDN là gì – Chạy quảng cáo gdn có hiệu quả không

    Với cuộc sống gắn liền với công nghệ và mạng internet hiện nay, Google trở thành một công cụ hữu ích trong tìm kiếm thông tin. Để tiếp cận với người dùng tốt hơn, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh những công cụ quảng cáo trực tuyến dựa trên nền tảng của ông lớn Google. …

  • Khái niệm outsourcing là gì

    Outsourcing là gì – Business process outsourcing là gì

    Một số doanh nghiệp hiện nay chú trọng hơn với những thế mạnh về ngành hàng, lĩnh vực của mình. Do đó, họ ưu tiên sử dụng hình thức Outsource cho những công việc có tính chuyên môn cao. Outsource đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cả về thời gian lẫn chi phí. …

  • Chỉ số Engagement là gì trong Facebok ads

    Engagement là gì – Post engagement là gì trong Facebook Ads

    Tìm hiểu chi tiết về Engagement Facebook Với sự xuất hiện của ông chủ lớn Facebook, thu hút lượng người dùng không nhỏ trên toàn Thế Giới đã tác động đến chiến dịch marketing hiện nay. Chạy quảng cáo Facebook chẳng những không phức tạp mà còn mang lại hiệu quả rất cao cho các …

  • Social Network là gì

    Social Network là gì – 05 Bước đơn giản tạo Social Network chuẩn SEO

    Social Network là gì – Mạng xã hội trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của con người hiện nay. Trước khi có sự xuất hiện của mạng xã hội, con người ở nhiều vùng miền hay các quốc gia khác trên thế giới khó có cơ hội gắn kết với nhau. Nhưng …