Engagement là gì – Post engagement là gì trong Facebook Ads

Tìm hiểu chi tiết về Engagement Facebook

Với sự xuất hiện của ông chủ lớn Facebook, thu hút lượng người dùng không nhỏ trên toàn Thế Giới đã tác động đến chiến dịch marketing hiện nay. Chạy quảng cáo Facebook chẳng những không phức tạp mà còn mang lại hiệu quả rất cao cho các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh, muốn quảng bá thương hiệu và tăng trưởng doanh thu của mình.

Dù là marketing truyền thống hay hiện đại, mỗi chiến dịch cần có những chỉ số đánh giá về hiệu quả. Facebook Ads cũng thế, để đánh giá được hiệu quả của mỗi lượt chạy quảng cáo cần dựa trên các chỉ số như Engagement hay Reach.

Sự biến động của chỉ số Engagement luôn cần được theo dõi chặt chẽ. Bởi nó có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn bộ chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Để hiểu rõ hơn về chỉ số Engagement này, hãy cùng Nhịp Sống Thời Đại theo dõi toàn bộ bài viết dưới đây.

Chỉ số Engagement là gì trong Facebok ads
Chỉ số Engagement là gì trong Facebok ads

Engagement là gì 

Nền tảng Facebook hoạt động với tương tác từ các người dùng lên các bài post trên Timeline. Chẳng hạn như Like – Thích, Share – Chia sẻ,  Comment – Bình luận, Follow – Theo dõi, Chat – Trò chuyện,…

Với mỗi bài post trên Facebook, những người dùng khác có thể xem qua và tương tác. Engagement được hiểu là số lượt người click vào bất kỳ nơi nào trên bài post. Có thể là số lượt like, view, share, comment, click vào liên kết bên trong bài viết,…

Thậm chí Engagement còn tính cả những tương tác nhỏ như xem trang cá nhân của người bình luận. Xem số lượt thích của bài post, xem thông tin Fanpage từ bài viết, theo dõi Fanpage,…

Mặc dù đứng sau chỉ số Reach, nhưng Engagement cũng đóng vai trò quan trọng không thua kém gì Reach. Thông qua chỉ số Engagement, bạn có thể biết được số lượng người đã tương tác với bài post của bạn ra sao. Trong khi Reach cho bạn biết được số lượng người đã thấy nội dung bài post, bao gồm cả có hay không có tương tác với bài post đó.

Một cách tổng quát, Engagement tượng trưng cho mối quan hệ lâu dài giữa bạn với những người dùng khác thông qua các bài viết trên mạng xã hội. Khi thương hiệu của bạn được lan rộng và thu hút sự chú ý, tương tác của người dùng, chỉ số Engagement chắc chắn rất cao.

Số liệu Engagement được thể hiện ở đâu trên Facebook

Trên Facebook, bạn sẽ tìm thấy được phần thống kê số liệu Engagement ở phần Facebook Insights, bên phải cột số liệu Reach.

Dựa trên việc đo lường số lượt tương tác từ người dùng thông qua các hành động như : like, share, view, comment, follow, feedback… Chỉ số Engagement hoàn toàn có thể phản ánh được mức độ quan tâm của người dùng đối với nội dung trên một bài post.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang hoặc chuẩn bị chạy quảng cáo trên Facebook. Cần phải lưu ý và hiểu rõ về chỉ số Engagement này, để có những phân tích về những biến động của chỉ số qua hàng giờ, hàng ngày hay hàng tháng.

Chỉ số Engagement đi lên có nghĩa chiến dịch quảng cáo của bạn đang đi đúng hướng và có hiệu quả. Lượng tương tác Fanpage cũng ngày càng nhiều hơn. Nếu ngược lại, bạn cần xem xét lại kế hoạch của mình để tối ưu hoá tốt hơn.

2 loại Engagement phổ biến nhất trên Facebook

Engagement trên Facebook gồm 2 loại phổ biến nhất đó là Page Engagement và Post Engagement. Mỗi loại bao gồm những hành động tương tác khác nhau cũng như cách tính chỉ số cũng khác nhau.

Post Engagement là gì

Post Engagement là chỉ số tương tác tính trên một bài post, bao gồm số lượng hành động liên quan trực tiếp đến bài post như : like, comment, share, view, follow, click vào bất kỳ vị trí nào trên bài post, click vào link trên post,… Và được hiển thị nhằm báo cáo kết quả quảng cáo hằng ngày.

Cách tính tỉ lệ Post Engagement
Cách tính tỉ lệ Post Engagement

Page Engagement là gì

Rộng hơn Post Engagement, Page Engagement là chỉ số tương tác được tính trên toàn bộ Fanpage. Bao gồm tất cả những tương tác trên toàn bộ các bài viết trên trang và cả những thành phần khác của trang. Tuy nhiên các hành động này được tính khi nó được diễn ra ở cửa sổ hiển thị trang trên facebook.

Một số hành động tương tác trên Fanpage như

Thích, bình luận, chia sẻ bài viết.

Những hành động ưu đãi từ cửa hàng.

Theo dõi Fanpage, câu hỏi, inbox.

Click vào liên kết đến trang web.

Xem hình ảnh, video, địa điểm check in, nhắc đến trang.

Cách tính tỉ lệ Page Engagement
Cách tính tỉ lệ Page Engagement

Tầm quan trọng của Engagement trong Marketing Facebook

Engagement là một số liệu quan trọng cần phải theo dõi sát sao khi chạy Facebook Ads, nó mang những vai trò như:

Đánh giá được hiệu quả chiến dịch quảng cáo trên Facebook.

Cho biết chỉ số tương tác quan trọng trên Facebook.

Phản ánh được mức độ quan tâm của người dùng.

Thu hút được sự chú ý của người dùng.

Cải thiện kết quả bán hàng, mở rộng tên thương hiệu.

Phát triển khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên, không phải bài post nào tiếp cận được càng nhiều người thì càng tốt. Mà điều quan trọng nằm ở nội dung có thu hút sự chú ý, quan tâm của người khác hay không.

Engagement là gì

Tìm hiểu khái niệm Engagement là gì

Khi đo lường chỉ số này không nên chỉ nhìn vào những con số được thống kê trong phần Insight. Chỉ dựa trên mỗi con số Engaged Users, bạn sẽ chẳng thể nào biết được hiệu quả tương tác cụ thể trên một bài viết. Vì con số đó sẽ không thể nào phản ánh được người dùng tiếp cận được là do phần nội dung hấp dẫn hay chỉ đơn thuần được hiển thị với nhiều người.

Vì thế, để có thể so sánh được mức tương tác với phần nội dung, đó chính là tính chỉ số ra dạng phần trăm. Với kết quả từ phép tính này cho ra con số có thể dùng được trong việc đo lường hiệu quả tương tác trên mỗi bài viết.

Một số nguyên nhân khiến cho chỉ số Engagement thấp

Chỉ số Engagement có thể biến động theo từng thời điểm, hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng. Không ít người khi thực hiện chiến dịch quảng cáo trên Facebook gặp khá nhiều trở ngại và chưa đạt được hiệu quả.

Một số nguyên nhân dưới đây làm rõ vì sao chỉ số Engagement có thể thấp hay tụt dốc:

Thời điểm đăng bài post không phù hợp, khiến cho bài bị trôi và ít ai nhìn thấy tương tác.

Số lượng bài viết trên Fanpage không được cập nhật thường xuyên, quá ít hoặc quá nhiều bài trong một ngày.

Nội dung bài viết không đạt chất lượng, không thu hút được người xem. Hơn nữa, không có tính sáng tạo và mang tính chất quảng cáo. Điều này có thể phiền phức, khó chịu cho người xem.

Bài viết có những hình ảnh, nội dung không tốt, mang tính tiêu cực, phản động.

Nội dung bài viết không hướng đến đối tượng khách hàng tiềm năng.

Không bắt kịp những xu hướng hiện thời, lạc hậu.

Không tận dụng hết những tính năng cần thiết.

Mua like từ nguồn bên ngoài.

Một số mẹo tăng Engagement hiệu quả

Nếu không may Fanpage của bạn bị tụt dốc về chỉ số Engagement hay mới xây dựng một Fanpage. Hãy ứng dụng một số cách dưới đây để tăng chỉ số Engagement hiệu quả hơn.

Không nên bó buộc, giới hạn các bài post trên một kênh thông tin hay mạng xã hội. Thay vào đó cần phải mở rộng hơn trên nhiều phương diện truyền thông và công cụ khác.

Lắng nghe từ những ý kiến, đánh giá và phản hồi từ những nhóm người dùng mục tiêu.

Hãy đặt nhiều câu hỏi để người dùng có thể trả lời, từ đó rút ra được những đánh giá cải thiện tương tác.

Tạo sự tương tác xuyên suốt với người dùng thông qua việc trả lời những câu hỏi từ họ.

Hãy đăng những nội dung có ích mà người dùng hay khách hàng tạo trên page.

Lựa chọn thời điểm post bài phù hợp.

Bắt kịp xu hướng để tạo ra những bài post bắt trend càng tăng sự thu hút, chú ý từ người dùng.

Đo lường kết quả bằng cách kiểm soát các chỉ số thường xuyên để có những điều chỉnh cần thiết.

Kết luận về Engagement

Quảng cáo trên Facebook ngày càng được chú trọng và phổ biến. Nếu bạn có kế hoạch chạy quảng cáo Fanpage của mình thì hãy nên tìm hiểu kỹ về các chỉ số đo lường hiệu quả, đặc biệt là Engagement. Qua bài viết những thông tin hữu ích trên đây đã phần nào giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về Engagement

Từ đây, bạn có thể chuẩn bị cho mình một kế hoạch marketing hoàn chỉnh và hiệu quả. Cũng như biết được Engagement là gì ? post engagement là gì ?..

Có thể bạn quan tâm

  • tqm là gì

    Khái niệm TQM: Định nghĩa, Ưu điểm và Cách thực hiện

    Khái niệm TQM (Toàn diện Quản lý Chất lượng) là một phương pháp tiếp cận quản lý được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. TQM đặt sự tập trung vào khách hàng là trọng tâm của quy trình sản xuất …

  • A-Z thông tin Galaxy Note 20 hé lộ trước thềm ra mắt

    Giờ đây, Samsung đã chính thức tuyên bố sự kiện Unpacked 2020 sẽ diễn ra vào ngày 5 tháng 8. Để kịp tiến độ, nhà máy sản xuất dường như đang rơi vào tình trạng quá tải. Samsung dự kiến ​​sẽ ra mắt một loạt sản phẩm mới, trong đó có Galaxy Note 20 series …

  • Google GDN là gì

    GDN là gì – Chạy quảng cáo gdn có hiệu quả không

    Với cuộc sống gắn liền với công nghệ và mạng internet hiện nay, Google trở thành một công cụ hữu ích trong tìm kiếm thông tin. Để tiếp cận với người dùng tốt hơn, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh những công cụ quảng cáo trực tuyến dựa trên nền tảng của ông lớn Google. …

  • Khái niệm outsourcing là gì

    Outsourcing là gì – Business process outsourcing là gì

    Một số doanh nghiệp hiện nay chú trọng hơn với những thế mạnh về ngành hàng, lĩnh vực của mình. Do đó, họ ưu tiên sử dụng hình thức Outsource cho những công việc có tính chuyên môn cao. Outsource đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cả về thời gian lẫn chi phí. …

  • Social Network là gì

    Social Network là gì – 05 Bước đơn giản tạo Social Network chuẩn SEO

    Social Network là gì – Mạng xã hội trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của con người hiện nay. Trước khi có sự xuất hiện của mạng xã hội, con người ở nhiều vùng miền hay các quốc gia khác trên thế giới khó có cơ hội gắn kết với nhau. Nhưng …

  • Letter Copywriter là gì

    Copywriter là gì – Tìm hiểu chi tiết về nghề Copywriter

    Với xu hướng làm việc tại nhà tự do, thoải mái về thời gian, Copywriter dường như trở thành một nghề hot mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Chẳng hạn như sinh viên, nhân viên văn phòng,…vẫn có thể làm Copywriter như một nghề tay trái và kiếm được khoảng thu nhập …