FMCG là gì – Lĩnh vực kinh doanh luôn là nơi đa dạng về ngành hàng, từ sản phẩm cho đến dịch vụ. Mục đích chính nhằm cung ứng nhu cầu của con người trong đời sống hằng ngày. Trong đó phải kể đến ngành hàng tiêu dùng cung cấp những sản phẩm cần thiết, tiện lợi. Nhóm ngành này được viết tắt với thuật ngữ FMCG, viết tắt từ Fast Moving Consumer Goods.
Đôi khi bạn sẽ gặp phải FMCG trên thông tin từ sản phẩm trên các tin tức báo chí hay trong công việc liên quan đến FMCG,… Với nhịp sống ngày càng phát triển, thị trường kinh doanh cũng cạnh tranh khốc liệt hơn. Càng có nhiều nhà sản xuất chen chân nhau trong lĩnh vực FMCG.
Vậy làm thế nào họ có thể giữ vững được vị trí của mình ? Bằng những hoạt động nào mà FMCG có thêm nhiều bước tiến mới, phát triển bền vững, lâu dài theo thời gian ? Những cơ hội làm việc về FMCG có đa dạng hay không?,… Tất cả sẽ được Nhịp Sống Thời Đại giải đáp chi tiết trong bài viết khái niệm FMCG là gì dưới đây.
Tìm hiểu chi tiết thuật ngữ FMCG
FMCG là gì viết tắt của chữ gì
Viết tắt từ cụm Fast Moving Consumer Goods, FMCG nhằm chỉ định nhóm hàng tiêu dùng nhanh. Nhóm ngành hàng bao gồm tất cả những sản phẩm được sản xuất phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hằng ngày của con người. Các công ty sản xuất những mặt hàng dựa trên nhu cầu của con người nên chúng rất quen thuộc, gần gũi. Ví dụ như:
+ Nhóm vệ sinh cá nhân, con người: bàn chải đánh răng, kem đánh răng, nước súc miệng, nước rửa tay,…
+ Nhóm vật dụng nhà bếp: nước rửa chén, tẩy lau bếp,…
+ Nhóm vệ sinh nhà cửa: nước tẩy rửa, nước lau nhà,…
-Nhóm mỹ phẩm, chăm sóc da.
+ Nhóm thực phẩm: đồ đóng hộp, bánh ngọt,…
+ Nhóm thức uống: bia, rượu, nước trái cây, nước ngọt, sữa,…
Và cùng nhiều những sản phẩm thiết yếu khác.
Một số thương hiệu nổi tiếng cả trên thế giới và trong nước trên lĩnh vực FMCG cũng quen thuộc với nhiều gia đình như : P&G, Uniliver, Vinamilk, Pepsi, Coca, OMO,…
Tính cạnh tranh giữa những nhà sản xuất không ngừng gay gắt theo từng ngày. Vì thế mà cùng một loại sản phẩm nhưng đôi khi bạn phải đau đầu khi phải lựa chọn hãng sản xuất nào thì tốt, thì phù hợp.
Vì sao FMCG lại hấp dẫn nhiều doanh nghiệp sản xuất
Những mặt hàng FMCG được gọi là nhóm hàng tiêu thụ nhanh. Theo đó, thời gian để nó tồn tại trên kệ hàng tương đối ngắn. Tuy nhiên không phải là vì thời hạn sử dụng đã hết mà do nó được người mua về sử dụng.
Lẽ đó, họ nhìn ra được nhu cầu thị trường với ngành hàng này rất lớn. Hơn nữa, theo thống kê hằng năm trong lĩnh vực thương mại, giá trị doanh thu mà FMCG mang lại con số rất khủng. Hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp ngày càng đầu tư vào khâu sản xuất với công nghệ cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Xu hướng phát triển FMCG
Bất cứ một lĩnh vực nào cũng đều phải không ngừng thay đổi chiến lược. Lên kế hoạch phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của con người và xã hội.. Thì mới có khả năng phát triển bền vững và lâu dài. FMCG cũng thế, mặc dù những mặt hàng của chúng luôn hiện hữu trong đời sống thường ngày của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhịp sống con người ngày càng bận rộn, đòi hỏi phải có những sản phẩm mới mẻ, tiện lợi hơn. Hơn nữa, giữa các nhà sản xuất cũng cạnh tranh nhau không kém, khiến cho thị trường FMCG ngày càng “nóng”.
Những xu hướng phát triển của FMCG có thể kể đến như:
Cải tiến mô hình kinh doanh và hiệu ứng “Nữ hoàng đỏ”
Hiệu ứng “Nữ hoàng đỏ” được lấy ý tưởng từ câu “Bây giờ chạy hết sức mình cũng chỉ để giữ bạn ở ngay chỗ cũ. Nếu muốn tới nơi khác, bạn phải chạy nhanh gấp 2 lần”. Đây là câu nói mà Nữ hoàng đỏ đã nói với Alice trong truyện “Alice lạc vào xứ sở trong gương”.
Mục tiêu để tăng trưởng hệ số doanh thu theo hàm số mũ luôn là ưu tiên hàng đầu của mỗi nhà kinh doanh. Và cũng là cách cuối cùng để chống lại hiệu ứng “Nữ hoàng đỏ”.
Trong kinh doanh, việc đổi mới linh hoạt các chiến lược mới là điều không thể thiếu. Nếu không chịu đổi mới, chắc hẳn bạn vẫn chỉ có thể đứng tại một chỗ cho dù lượng hàng hoá. Công suất sản xuất ngày càng tăng cao vẫn không thể tăng được doanh thu, thậm chí còn khiến cho doanh thu tụt dốc nghiêm trọng.
Kết cấu kinh doanh thay đổi
Một trong những yếu tố tác động đến doanh thu ngành FMCG đó là hệ thống bán lẻ. Hiện nay, mô hình bán lẻ không chỉ tập trung ở dạng truyền thống nữa. Mà còn phân bố với dạng hiện đại hơn, đó là kênh thương mại điện tử. Theo thống kê, nhận thấy mức doanh thu thương mại hiện đại ở các khu vực thành thị cao hơn so với các khu vực khác.
Chuyển đổi ngành hàng
Việc chuyển đổi ngành hàng không phải do sự dư thừa từ các nhà cung cấp, sản xuất. Mà xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng. Chẳng hạn như trong các dịp lễ tết, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng chủ yếu tập trung ở ngành hàng thức uống và thuốc lá. Còn những ngành hàng khác như chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình,…có dấu hiệu giảm nhẹ.
Điều này dẫn đến sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp về tổng doanh thu và lợi nhuận. Nghĩa là xét về tổng doanh thu giảm nhưng lợi nhuận tăng (Shrinking-to-Glory). Hay tổng doanh thu và lợi nhuận đều giảm (Shrinking-to-Misery).
Ngành hàng có tiềm năng tăng trưởng
Trong tất cả các ngành hàng chính, ngành hàng về làm đẹp và dinh dưỡng được các giới chuyên môn đánh giá có tiềm năng phát triển cả hiện tại và trong những năm sắp tới. Với riêng Việt Nam, theo thống kê số lượng cửa hàng về các sản phẩm làm đẹp cũng như về dinh dưỡng tăng lên đáng kể.
Những ông lớn như P&G, Unilever, Colgate-Palmolive,…cũng bắt đầu cuộc chạy đua với nhiều cải tiến các sản phẩm về chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp này. Sự cắt giảm kênh trung gian, tăng tốc đột biến cho bán hàng trực tiếp (Direct-to-Consumer) và nguồn lực tiếp thị – quảng cáo.
Sự xuất hiện của thương mại điện tử đã gây ra nhiều áp lực đến kênh bán hàng trực tiếp. Điều này khiến cho các doanh nghiệp phải nghĩ ra những hướng mới hơn để tăng trưởng doanh thu.
Có nên lựa chọn làm việc trong các doanh nghiệp FMCG
Với việc cung ứng những sản phẩm thiết yếu hằng ngày trong đời sống cho mọi gia đình. Các doanh nghiệp FMCG cũng đưa ra mức giá cả trên mỗi sản phẩm đạt mức vừa phải, hợp túi tiền của người tiêu dùng. Tất nhiên, những sản phẩm tiêu dùng này khó có thể biến mất trong đời sống con người được.
Phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của người tiêu dùng, nên FMCG luôn cần nguồn nhân lực đầy đủ và mở rộng hơn. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp FMCG có tên tuổi hàng đầu Thế Giới. Chẳng hạn như P&G, Unilever, Nestle, Johnson & Johnson. Nếu được làm việc tại những doanh nghiệp này, cơ hội mà bạn phát triển có thể nói là rất tốt.
Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gây gắt như hiện nay, đòi hỏi nguồn lực FMCG phải có những kỹ năng cần thiết. Đặc biệt là sự sáng tạo và năng động. Các doanh nghiệp luôn không ngừng đưa ra những đề xuất, ý kiến, kế hoạch, chiến dịch.. Nhằm đẩy mạnh truyền thông mới mẻ, thu lại những kết quả về tăng trưởng lợi nhuận. Và khi làm việc trong môi năng động như thế, đó là cơ hội rất tốt để bạn phát triển bản thân mình.
Những cơ hội nghề nghiệp FMCG trong tương lai
Như đã nói, nguồn nhân lực trong các FMCG luôn được quan tâm và mở rộng. Bạn không phải quá lo lắng không tìm được vị trí phù hợp để ứng tuyển. Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhưng vị trí việc làm tại các doanh nghiệp FMCG.
Health and Safety Manager – Quản lý phụ trách vấn đề sức khỏe và an toàn
Với vị trí này, đòi hỏi người nhân sự phải kiểm soát và duy trì các sản phẩm đã đạt những yêu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng là người chịu trách nhiệm trong việc phát triển nguồn nhân lực mới. Luôn có những ý tưởng mới và sáng tạo. Khi báo cáo công việc với cấp trên đòi hỏi bạn phải có những điều chỉnh, trình bày hợp lý theo những quy chuẩn từ cấp trên.
Sales Manager – Quản lý bán hàng
Làm việc tại vị trí này đòi hỏi bạn phải luôn có tính năng, ham học hỏi, phát triển kỹ năng bản thân sao cho phù hợp với những xu thế của thị trường hiện tại và tương lai. Liên tục tìm hiểu, phân tích những thị yếu, nhu cầu từ khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, người quản lý phải biết sắp xếp, điều chỉnh những chiến lược phù hợp với sự tăng trưởng lợi nhuận, vốn đầu tư. Phát triển các dịch vụ làm sao phù hợp với chi phí và các hoạt động quản lý nội bộ trong doanh nghiệp.
Stock Control Manager – Quản lý cổ tức nội bộ
Người quản lý cổ tức nội bộ có trách nhiệm phân phối cổ tức cho tất cả thành viên trong nội bộ doanh nghiệp. Phải thường xuyên có những cập nhật về quy trình kiểm soát cổ tức. Sao cho phù hợp với sự phát triển cũng như sự thay đổi của doanh nghiệp.
Procurement Analyst – Nhà phân tích quy trình
Để làm việc tại vị trí này, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm, sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của doanh nghiệp cũng như của đối tác và khách hàng trong việc cung cấp chuỗi cung ứng hàng hoá. Qua đó, đưa ra những phân tích về chiến lược dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Hai kỹ năng cơ bản đòi hỏi người nhân sự chính là khả năng phân tích và diễn giải số liệu từ các quy trình trong hệ thống nội bộ.
Tất cả những yếu tố trên nhằm cho việc quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Tối ưu hoá công việc và tổng hợp những quan điểm chuyên sâu về những hoạt động của doanh nghiệp cả hiện tại và trong tương lai.
Head of Sourcing – Trưởng bộ phận kiểm soát các nguồn lực
Mục tiêu của nhân sự này chính là duy trì, kiểm soát nguồn lực lợi thế mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Công việc tại vị trí này đòi hỏi người nhân sự luôn có những đề xuất, ý kiến các kế hoạch. Có những chiến lược cân bằng giữa các nguồn lực cho doanh nghiệp.
Tổng kết về FMCG là gì
Thông qua những thông tin hữu ích về FMCG trên đây, hy vọng rằng bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này, nắm bắt được thị trường kinh doanh hiện tại và những năm tiếp theo, cũng như có cơ hội phát triển mình với cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp FMCG.