Các doanh nghiệp hiện nay nhằm tạo tính chuyên nghiệp thường đặt chức danh cho nhân viên kèm theo một số từ tiếng anh. Trong đó, staff thường gặp nhất, chẳng hạn như Admission Staff, QA/QC Staff, Sale Staff,…
Staff và Employee nhìn chung có cùng nghĩa là nhân viên, tuy nhiên chúng khác biệt nhau rõ ràng. Để hiểu rõ hơn về staff và sự khác biệt với employee, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.
Tìm hiểu chi tiết về Staff
Staff trong tiếng anh là một danh từ mang nghĩa nhân viên. Nhưng thực chất staff nhằm chỉ những người hay một nhóm người đảm nhận công việc nào đó trong tổ chức, công ty. Do dó, có thể hiểu Staff là một đội ngũ nhân viên. Thông thường Staff chỉ được dùng cho một vài vị trí nhân sự nào đó trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn.
Staff có trách nhiệm nhận phân công nhiệm vụ, công việc từ phía cấp trên như Giám sát bộ phận hay Quản lý. Tuỳ thuộc vào mỗi bộ phận, Staff có nghiệm vụ và chức năng khác nhau. Staff thường chỉ được đảm nhận công việc cấp thấp trong một tổ chức, công ty.

Phân biệt giữa Staff và Employee
Trong tiếng anh, cả hai đều mang nghĩa nhân viên. Tuy nhiên, Employee thiên về tính cá nhân, trong khi Staff lại chỉ một nhóm người, một tập thể.
Employee nhằm chỉ một người làm thuê cho một tổ chức hay công ty nào đó.
Một số vị trí Staff thường thấy trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn
Như đã nói, tuỳ thuộc vào bộ phận khác nhau mà Staff sẽ đảm nhận công việc và nhiệm vụ khác nhau. Dưới đây là một số vị trí Staff quen thuộc trong lĩnh vực nhà hàng-khách sạn.
Bộ phận kinh doanh tiếp thị
Marketing Staff: Nhóm nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện những công việc thuộc vào bộ phận Marketing, do trưởng bộ phận đề ra. Họ phải đảm bảo được các hoạt động tiếp thị được diễn ra hiệu quả, đồng thời sáng tạo những chiến lược mới mẻ, độc đáo quảng bá hình ảnh sản phẩm, đưa thương hiệu của công ty phổ biến với công chúng.
Sales Staff: Nhóm nhân viên kinh doanh chịu trách nhiệm ở kênh bán hàng trực tiếp tại các doanh nghiệp, công ty. Công việc chính là tư vấn, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới, duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ, giải đáp những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm-dịch vụ, thuyết phục được khách hàng chọn mua sản phẩm – dịch vụ của công ty nhằm tăng doanh số cho công ty, thu về lợi nhuận.
Bộ phận hành chính – nhân sự
HR Staff (Human Resources Staff): Nhân viên hành chính – nhân sự thực hiện các công việc liên quan đến hành chính, nhân sự như tuyển dụng, các kế hoạch liên quan đến hành chính của công ty. Triển khai các kế hoạch để duy trì nguồn nhân lực tốt cho công ty, lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho các cá nhân và phòng ban, đảm bảo được từng nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc của mình.
Bộ phận tài chính – kế toán
Accountant Staff: Nhân viên kế toán có trách nhiệm trong việc thực hiện những công việc thuộc bộ phận tài chính – kế toán bao gồm: hoá đơn, chứng từ, các vấn đề về kinh tế của công ty từ trước đến nay, phân tích số liệu, chứng từ, báo cáo tài chính hằng tháng,….
Bộ phận lễ tân
Reception Staff: Nhân viên lễ tân trực tại sảnh của công ty, khách sạn hay nhà hàng. Công việc chủ yếu bao gồm: trả lời các cuộc điện thoại, hướng dẫn khách hàng, tiếp nhận và giải đáp thắc mắc thông tin cho khách hàng, chào đón và thực hiện các thủ tục cần thiết cũng như các yêu cầu từ khách hàng.
Reservation Staff: Nhân viên đặt phòng tiếp xúc và lắng nghe những nhu cầu từ phía khách hàng, xác nhận phòng cho khách.
Operation Staff: Nhân viên tổng đài, trực điện thoại thực hiện các công việc liên quan đến tiếp nhận và lắng nghe những phản hồi của khách hàng, đồng thời xử lý những tình huống có thể xảy ra trên Telesale và có trách nhiệm báo cáo kết quả công việc đến cấp trên.
Cashier Staff: Nhân viên thu ngân chịu trách nhiệm chính trong khâu thanh toán hoá đơn sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, kiểm soát thu chi, đồng thời thực hiện những công việc được yêu cầu từ quản lý.
Concierge Staff: Nhân viên hỗ trợ khách hàng phụ trách làm việc trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ khách hàng khi cần nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Bộ phận buồng phòng
Housekeeping Staff: Nhân viên buồng phòng chủ yếu thực hiện các công việc làm vệ sinh, đảm bảo cho không gian phòng luôn được sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát và dễ chịu. Bên cạnh đó còn chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra hoạt động của các thiết bị, đồ dùng trong phòng.
Laundry Staff: Nhân viên giặt là chịu trách nhiệm trong việc thực hiện dịch vụ giặt là cho khách hàng theo đúng tiêu chuẩn của nhà hàng, khách sạn.
Bộ phận kỹ thuật
Engineering Staff: Nhân viên kỹ thuật giải quyết các công việc liên quan đến hệ thống máy móc, thiết bị trong tổ chức, công ty. Tính chất công việc đòi hỏi người nhân viên kỹ thuật phải có tư duy logic, nhạy bén, sáng tạo, giải quyết nhanh chóng và kịp thời các vấn đề xảy ra.
Maintenance Staff: Nhân viên bảo trì chịu trách nhiệm các công việc trong kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc thường xuyên đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả , liên tục và không gặp trục trặc.
Kết luận Staff là gì
Một số thông tin về Staff trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về các ngành nghề trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn đồng thời phân biệt được giữa Staff và Employee.